THÀ TA PHỤ NGƯỜI HƠN ĐỂ NGƯỜI PHỤ TA

 

(Tạp Ghi Trần Thị Bông Giấy)

(Trích NHẬT NGUYỆT BUỒN NHƯ NHAU Tập II)

 

 

Trong câu chuyện một buổi tối cuối tuần tại nhà tôi có Lê Đô, Nguyễn Văn Hóa và Lê Duy Linh. Lê Đô kể:

“Tôi đi đâu cũng nghe nói đến Trần Nghi Hoàng và TTBG bằng giọng điệu rất mạt sát thù ghét. Điều đó làm cho tôi hiếu kỳ phải t́m đến tận đây xem anh chị TNH & BG là ai? Khi biết rồi, tôi nhận thấy dư luận quả là độc địa. Những chuyện xấu không có th́ dựng cho thành có, c̣n những cái tốt của người ta lại cố t́nh bỏ quên đi.”

Lê Đô tiếp:

“Một bữa tôi cầm tấm ảnh có dịp chụp chung tại nhà chị Bông Giấy, đưa từng người xem. Chẳng ai biết mặt chị Bông Giấy. Tôi mới hỏi, đă không biết mặt, cũng không một lần tṛ chuyện dù qua điện thoại, cớ sao thù ghét? Có người đáp: ‘Ghét v́ thấy người khác ghét!’, có người bảo: ‘Ghét v́ bà ấy hạ bệ tất cả những thần tượng tôi từng say mê!’”

Lê Đô cười, nói với hai người c̣n lại:

“Một điều lạ là phía cá nhân chị Bông Giấy lại rất lănh đạm; ai thương ai ghét, chị ấy đều như không cần biết.”

 

[Khi c̣n ở VN, một lần tôi theo mẹ tôi đến nhà một người quen. Tại đây có cậu nhỏ 15 tuổi nổi tiếng xem tướng người rất hay. Cậu vừa từ ngoài bước vào, thấy tôi nơi pḥng khách, bèn đến ngồi ở cái ghế đối diện, yên lặng nh́n tôi. Tôi nghe khó chịu, bực tức hỏi:

“Chị có ǵ mà em nh́n chằm chằm vậy?”

Cậu trầm ngâm một lát rồi đáp:

“Chị có nhiều điểm làm cho em lưu tâm lắm. Em nh́n chị chỉ v́ như thế.”

Đột nhiên, cậu nói ào ào như người đang lên đồng, bày tỏ những lời mà cả tôi lẫn mẹ tôi đều ngạc nhiên, như thể cậu là đứa em ruột, hiểu rơ tánh nết, cuộc đời tôi trên từng chi tiết. Có một câu được cậu nhắc đến hai lần là ít:

“Cái số chị sinh ra để bị ghét. Nhiều người ghét chị lắm, đàn ông cũng như đàn bà, luôn cả người thân ruột thịt. Có khi chị chẳng làm ǵ ai, cũng bị ghét. Có khi không mở miệng nói với ai điều ǵ, vẫn bị ghét. Có khi chỉ thấy cái dạng chị đi qua, người ta đủ sôi ruột.”

Cậu tiếp:

“Dù vậy, chị cũng được lắm người thương. Người ta thương chị tự nhiên chứ không phải do chị cầu mong điều ấy. Nhưng thương hay ghét ǵ th́ chị cũng không cần màu mè làm bộ. Nói rơ hơn là trước t́nh cảm thương-ghét của kẻ khác, chị đều vô t́nh không biết không hay.”]

 

Tôi nói:

“Tôi muốn hỏi riêng anh Lê Đô, anh nghĩ sao về tôi sau khi đă giao thiệp với tôi như hiện tại?”

Lê Đô thành thật:

“Tôi thấy chị là người đáng trọng. Nhất là lần chị cho tôi xem hai cuốn video tapes, một quay buổi biểu diễn cùa các học tṛ chị, một quay buổi ra mắt Một Truyện Dài Không Có Tên, ư nghĩ này càng mạnh mẽ trong tôi. Trước đám đông, chị rất tự tin, nói năng mạch lạc đủ sức thuyết phục kẻ khác. Trên văn chương, ng̣i viết chị rất có ma lực lôi cuốn con người. Đó là về cáí tài. C̣n về cái đức, tôi nóí thật, chị là người phụ nữ chân thành đến gần như tuyệt đối. Anh Trần Nghi Hoàng phải may mắn lắm mới gặp được người vợ như chị. Tôi không thấy ai thương chồng bằng chị. Thứ t́nh thương sâu kín, không phải người đàn bà nào cũng có được đâu.”

Lê Đô cười, nói tiếp:

“Tôi nói với một anh bạn: Bây giờ ḿnh muốn nổi tiếng đâu có ǵ khó. Cứ canh dịp ra mắt sách của ai đó, cố mời cho được TTBG đi cùng. Mọi người đang muốn biết mặt TTBG, t́m đến chụp h́nh đăng báo, vô t́nh ḿnh cũng trở nên nổi tiếng thôi! Anh bạn tôi gật đầu: Có lư! Có lư!”

Tôi cười buồn:

“Tôi không ngờ lại bị ghét đến vậy. Có lẽ Trần Nghi Hoàng cũng không bị ghét bằng tôi đâu, bằng chứng là gặp Trần Nghi Hoàng, thiên hạ vẫn chào mời kỹ lắm. Riêng tôi, giống như một thứ hủi, ai cũng muốn xa lánh. Một lần trong đám cưới em ruột Từ Hiếu Côn, cái bàn tụi tôi ngồi, chỉ mỗi vợ chồng tôi và cô em gái ở Paris qua chơi, ngoài ra chẳng ma nào dám ghé đến. Cũng lần khác, tôi đùa, nói với Ngô Tịnh Yên rằng tôi muốn đem chuông đi đấm xứ người, nghĩa là muốn nhờ Ngô Tịnh Yên xem có quán café nho nhỏ nào dưới Santa Ana, hỏi mượn giùm để tôi tổ chức buổi ra mắt tất cả các tác phẩm tôi từng xuất bản. Vài ngày sau, Tịnh Yên gọi xuống trả lời (tôi không biết cô ấy nói thật hay giả vờ cho qua câu chuyện nhờ cậy): ‘Em đi hỏi vài quán, nguời chủ nào khi nghe nói là buổi tổ chức của TTBG cũng chối bai bải: Cho cô ấy mượn để chúng nó tới đốt quán tôi à? Tịnh Yên nói thêm: Chị nổi tiếng đến cái độ ngay cả dân buôn bán không màng ǵ đến chữ nghĩa cũng phải sợ mà xa lánh.”

Cả Nguyễn Văn Hóa và Lê Đô cùng đưa ra nhận định:

“Thiên hạ sợ v́ ng̣i bút của chị.”

Tôi gật:

“Tôi biết. Ví dụ có cô vợ một ông bác sĩ chuyên về óc tiếng tăm ở San Jose, cháu ruột của nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, gọi đến xin cho hai đứa con học đàn. Tṛ chuyện thế nào mà cô đâm mến, tâm t́nh cho tôi nghe nhiều nỗi. Chừng đọc sách tôi cô càng thêm mến. Từ đó cứ ưa tâm sự với tôi mọi chuyện trong cuộc hôn nhân gần như sắp đổ vỡ của cô khởi đi từ cái tánh ưa thích lang chạ của ông chồng. Nhưng bao giờ cũng thế, lúc dứt chuyện, cô lại tḥng một câu: Những ǵ em kể, chị đừng ghi vào sách nhé!’ Thú thật, câu này tôi đă nghe dặn ḍ nhiều lần từ các người lạ hay quen nào sau khi cùng tôi tṛ chuyện. Chỉ có điểm kỳ cục là hầu như ai cũng cứ ưa t́m đến để kể cho tôi nghe chuyện ḷng của họ mà không cần biết tôi nghĩ ǵ về họ. Nhiều khi nghe chán muốn chết nhưng chỉ bởi cái tính lịch sự và cũng v́ những nỗi tin cẩn họ giao phó, tôi không nỡ cắt. Cứ vậy mà phải lắng tai, trong khi đôi mắt chăm chăm nh́n vào cái đồng hồ treo tường, tiếc từng phút từng giây vùn vụt trôi đi.”

Tôi cười:

“Ngay như ở đây có một bà, chủ một tiệm sách, nhân buổi tổ chức ǵ đó, đă hỏi một người quen tôi: ‘Có TTBG đi dự không?’ Người này trả lời: ‘Có thể!’ Tức th́ bà kia la lên bai bải: ‘Vậy tôi không đi đâu. Gặp TTBG để bà ấy lôi đời tư tôi ra mà viết trong sách à?’ Anh bạn quen tôi không dằn được tiếng chửi thề: ‘Mẹ kiếp! Chị tưởng chị là ai mà TTBG thèm ghi tên chị vào sách bà ấy?’”

Tôi tiếp, trong óc thật sự có điều khinh bỉ:

“Cái khổ ở chỗ, thiên hạ ai cũng tưởng ḿnh là cái rốn của vũ trụ nên không biết rằng tôi đâu có phí th́ giờ và giấy mực để nói về chuyện tầm phào riêng tư của thiên hạ. Những tay nổi tiếng cỡ Phạm Duy, Mai Thảo, hỏi thử tôi có thèm viết chuyện t́nh ái lăng nhăng năm vợ bảy con, mười lăm nhân t́nh bé của các ông ấy không, nói ǵ các người vô danh tiểu tốt?”

Suốt từ đầu, Lê Duy Linh không bàn luận điều ǵ, bấy giờ lên tiếng:

“Tác phẩm Một Truyện Dài Không Có Tên chính là một thứ bút nghiệp của chị. Thiên hạ ngày nay xa lánh chị từ đó.”

Tôi gật:

“Có lẽ! Nhưng thử hỏi, tại sao chính anh không xa lánh tôi? Cả anh Lê Đô và anh Hóa? Bằng chứng rằng ngay lúc này, ba người đang ngồi ở nhà tôi tṛ chuyện.”

Lê Đô lắc đầu:

“Tôi vẫn nghĩ và nói với nhiều người rằng nếu ḿnh không làm điều ǵ xấu th́ đâu có sợ phải giao thiệp với TTBG. Hoặc nếu ḿnh có ǵ hay, BG sẽ viết ra cái hay của ḿnh, tại sao phải sợ? Họ đồng ư, nhưng bảo vẫn sợ.”

Tôi chuyển đề tài:

“Nhà văn thường là người rất cô đơn. Một tác phẩm chào đời, đố ai hiểu rơ tác giả muốn nói ǵ trong đó. Tôi không tin tưởng các nhà phê b́nh là v́ thế. Theo tôi, với các tay chuyên viết phê b́nh văn chương thi ca, nên đem d́m xuống sông cho chết hết đi. Tại sao? Bởi chẳng tay nào có thể tŕnh bày chính xác ư tưởng nhà văn qua tác phẩm của họ, mà cứ nói theo cái đầu các tay ấy nghĩ, đâm thành trật lất! C̣n giả như có tay phê b́nh nào nói gần đúng ư tác giả th́ chẳng qua tay ấy là bạn tác giả, được nghe những lời tâm sự về tác phẩm người ấy đang viết hay sắp viết, thuỗng ngay ư tưởng làm của ḿnh, bài phê b́nh lúc ấy mới tạm gọi là có phần chính xác.”

Tôi cười :

“Đặc biệt mặt thi ca, trong tôi, ư tưởng đem các nhà phê b́nh d́m xuống sông cho chết hết đi’ càng thêm mănh liệt. Ví như cái anh Đỗ Quư Toàn, hay cái anh Nguyễn Hưng Quốc, luôn cả anh chàng Cộng Sản Trần Mạnh Hảo, đọc các cuốn phê b́nh thi ca của họ, tôi chỉ muốn ph́ cười. Toàn một lô ư tưởng làm dáng mà chẳng cho thấy chút nào kiến thức về thi cả cả. Lại c̣n cái chị Nguyễn Thị Thanh B́nh, tác giả Giọt Lệ Xé Hai bên miền Đông, một lần gọi qua tôi, cho biết có ư định viết phê b́nh toàn bộ thi ca Trần Nghi Hoàng. Tôi nghe mà chán, chỉ đưa nhẹ một câu: ‘Tôi là vợ Trần Nghi Hoàng, sức thẩm thấu văn chương thi ca cũng không đến nỗi tệ, nhưng tôi phải nói thật, chưa bao giờ dám mang ư tưởng phê b́nh thi ca Trần Nghi Hoàng.’ Tôi nói thêm với chị ta : ‘Trước một bài thơ, độc giả chỉ có thể nhận định đó là bài thơ hay, hoặc một dúm chữ bị mạo nhận là thơ chứ chẳng phải thơ’. V́ vậy, với bài thơ hay, người ta chỉ cảmkhông cần phê phán. Thi sĩ thật sự khi đặt bút lên trang giấy có bao giờ nghĩ đến một ngày kia chữ nghĩa của ḿnh sẽ bị đem ra mổ xẻ như mổ heo mổ ḅ đâu. Nội ư nghĩ đó cũng đủ làm chết đi hết mọi cảm hứng thi ca của họ rồi!’ Chị ta nghe, tịt ng̣i luôn, chẳng dám phê với b́nh ǵ nữa.”

Tôi tiếp:

Nhà văn nào th́ độc giả nấy. Tầm cỡ đă định, giống như câu tục ngữ tiền nào của nấy, không sai chạy đâu được. Vậy không nên bắt độc giả phải hiểu tác phẩm được phê b́nh theo cái đầu của người phê b́nh. Riêng độc giả ‘cỡ như tôi’, khi đến với một tác phẩm văn chương, trước hết là đến bằng chính tâm cảm của ḿnh đối với tác phẩm, sau nữa, t́m hiểu về tiểu sử tác giả để biết thêm do từ hoàn cảnh gia đ́nh và xă hội nào mà tác phẩm được viết. Chứ không bao giờ tôi đọc các bài phê b́nh trước rồi mới đọc tác phẩm được phê b́nh sau.”

Trước khuôn mặt có phần ngẩn ngơ của cả ba người bạn, nụ cười tôi chuyển sang phần khinh bỉ:

“Riêng các tác phẩm văn chương, với tôi, bài Tựa đóng vai tṛ khá quan trọng. Đó là cánh cửa đầu tiên mở ra cho độc giả hiểu được chủ ư tác giả trong nội dung câu chuyện. Đọc sách ngoại quốc, thấy các tay viết Tựa thường không phải tầm thường trong kiến thức nhận định văn học. Nhưng với văn chương VN, điều này trở thành rất dở. Đa số nhà văn nhà thơ VN thường không khỏi mắc cáí bệnh nhờ người nổi tiếng viết Tựa cho tác phẩm mới ra ḷ của ḿnh. các tay nổi tiếng VN thường lại không có mấy kiến thức văn chương, hoặc nếu có th́ cũng không đủ thẳng thắn để đặt bút đúng đắn trong một bài Tựa về tác phẩm ḿnh đang được (hay ‘bị’!) nhờ viết. V́ vậy các tay ấy luôn luôn viết láo, viết nịnh cho khỏi mất ḷng kẻ nhờ cậy. Cuối cùng, chỉ độc giả là bị lừa, đọc bài Tựa và tác phẩm, thấy một trời một vực cách xa nhau.

Lê Đô nhận xét :

Nói về ngạo khí, tôi thấy TTBG vượt xa nhiều người, nhưng tôi lại thích như thế.”

Tôi gật :

Cảm ơn anh. Đó chính là điểm bất hạnh của anh khi giữ ḷng cảm mến cho tôi. Tôi xin kể các anh nghe chuyện này: Bà văn sĩ Lệ Hằng, tác giả các câu chuyện t́nh yêu mang nhiều dục tính lôi cuốn đám con gái mới lớn thập niên 70 ở VN, tôi chưa từng gặp mặt, là bạn thân của gia đ́nh một đứa học tṛ tôi. Có lần tôi được cô học tṛ kể lại lời bà ấy nhận xét: ‘TTBG là một người cực kỳ kiêu ngạo’. Nghe vậy, tôi nghĩ ngay đến bài tôi viết về Đào Khanh, ông chồng cũ của bà ấy, đăng trên Văn Uyển Số Mùa Đông 1990, trong có câu tôi nói với ông Đào Khanh thế này: ‘Tôi thà nh́n tác phẩm ḿnh bị d́m chết bởi các tay viết đố kỵ khác chứ không thà được một người có tŕnh độ thẩm thấu văn chương cỡ như anh ngợi khen’. Đó là khen mà cũng không thèm, nói ǵ viết phê b́nh tầm bậy!

Tôi ngậm ngùi :

“Suốt cuộc đời tôi, điểm thất bại không phải ở chỗ tôi thiếu khả năng để làm bất cứ điều ǵ ḿnh muốn, mà thất bại chỉ bởi nẩy sinh từ nỗi cô đơn của định mệnh ḿnh. Ví như Schubert, thời niên thiếu đă tỏ ra là một thiên tài âm nhạc nhưng hoàn cảnh sống lại cơ cực quá. Nếu không gặp được người bạn giàu có tên Spaul giúp giùm cho những tờ giấy kẽ nhạc (thời ấy rất đắt), liệu rằng ngày nay thế giới có được những nhạc phẩm vĩ đại của Schubert lưu lại hay không? Khi viết bài Schubert cho Văn Uyển Mùa Xuân 1996, thời gian Trần Nghi Hoàng vừa mới bỏ đi, tôi ngậm ngùi cho chính ḿnh không ít. Cuộc đời tôi đă thực sự ‘thiếu một bàn tay đưa ra cho ḿnh tờ giấy kẽ nhạc’. Tôi không dám bảo tôi là thiên tài ǵ cả, nhưng nào ai biết khả năng tôi c̣n cao đến cỡ nào nếu như tôi gặp được người có ḷng như Schubert đă gặp Spaul? Nói điều này không phải rằng tôi phủ nhận tất cả những ǵ Trần Nghi Hoàng đối với tôi kể từ ngày tôi cầm cây viết, nhưng thật sự, những ǵ Trần Nghi Hoàng làm chỉ nẩy sinh từ một t́nh thương và bổn phận bắt buộc trong t́nh chồng vợ nhiều hơn là từ sự thấm cảm tự nhiên của một người xa lạ nh́n ra và ngưỡng mộ được khả năng hăn hữu của người kia.”

 Tôi tiếp, điệu ngạo mạn :

Khi ở lớp tuổi hai mươi, tôi c̣n mong có bạn, mong bạn hiểu ḿnh; nhưng đến ngần này tuổi th́ tôi khẳng định không cần ai hiểu nữa. Ngay cả đó là người mẹ và hai đứa con, tôi vô cùng yêu dấu. Nếu họ có hiểu sai về tôi, tôi cũng chẳng cần phân giải, nói ǵ bá nhân bá bao tử?

Và tôi kết luận, cái cười không che giấu điều khinh thị:

Bởi vậy các anh đừng ngạc nhiên nếu một ngày thấy TTBG quay lưng, không tiếp giao cùng các anh nữa. Không phải tôi muốn làm thế mà bởi v́ sẽ có lúc các anh không thoát được dư luận để có thể đánh mất đi cái nh́n đứng đắn về tôi. Trong trường hợp đó, tại sao tôi lại muốn duy tŕ một sự giao thiệp mà căn bản không đặt trên nền tảng thực sự hiểu biết giữa những người trong cuộc? Suốt đời, tôi luôn luôn chủ trương là một good person cho tất cả mọi người, hơn là một nice person cho một số kẻ nào đó; tôi thà làm điều ‘phụ người’ để giữ vững bản chất riêng, c̣n hơn ‘a dua theo người’ để nhận lấy tiếng hăo là ‘được người thương’!”

[]