CON GÀ GHÉT NHAU TIẾNG GÁY

 

(Tâm Bút Trần Thị Bông Giấy)

(Trích MỘT TRUYỆN DÀI KHÔNG CÓ TÊN Tập II)

 

           

 

            San Jose. Cuối tháng 12/1994. Một đêm.

 

Trần Quảng Nam, Đằng Sơn và Văn Thanh cùng lượt kéo đến nhà tôi một buổi tối trong tuần. Mùa đông, trời rất lạnh. Sự hiện hữu của ba người bạn làm đầy cái ấm trong căn pḥng khách.

Vừa t́m thế ngồi thoải mái trong chiếu rượu, Văn Thanh vừa nói:

“Ở San Jose, anh em dự tính ra một tờ báo, bài vở đang gom, c̣n quảng cáo từ từ hẵn lấy. Mỗi tháng, mỗi người sẽ phải bỏ ra 100 đồng để nuôi tờ báo. Nếu mà công kênh nó lên được th́ San Jose cũng chả kém ǵ Santa Ana về mặt báo chí đâu. Trong tờ ấy, số đầu tiên sẽ đăng luôn thông cáo về hai cuộc thi thơ và thi văn do ông Dương Huệ Anh đứng ra tổ chức, ban giám khảo gồm các ông như ông Dương Huệ Anh, ông Tŕnh Xuyên, ông Đỗ Quyên. v.v.”

Đằng Sơn hỏi:

“Giải thơ chắc là cho dịp Tết?”

Và Trần Quảng Nam nêu thắc mắc:

“Nhưng những ai dự thí? San Jose đâu có mấy nhân tài?”

Đằng Sơn cười:

“Lo ǵ! Cuộc thi nào cũng đều có người tham dự.”

X́ lên một tiếng, khuôn mặt Trần Nghi Hoàng lộ vẻ khinh bỉ:

“Th́ cũng một bọn lau chau cùng nhau chụm lại. Theo tôi, điều quan trọng với một thằng biết làm thơ là không bao giờ đem thơ đi dự ở những cái giải mà ban giám khảo gồm toàn những anh không biết làm thơ viết văn ǵ như thế cả.”

Văn Thanh kể tiếp:

“Cái khó của tờ báo dự tính này là phần chủ bút chưa biết cử ai. Thôi th́ cả chủ nhiệm lẫn chủ bút, tôi đề nghị ông Trần Nghi Hoàng đảm trách. Cái tính ngang tàng hay cau có của ông làm anh nào cũng ngán, không chừng tờ báo nhờ thế mà lên v́ anh nào cũng phải ra sức viết lách cho đàng hoàng.”

Trần Quảng Nam mai mỉa:

“Trả tiền cho ổng th́ ổng không cau có.”

Trần Nghi Hoàng quay qua Văn Thanh:

“Nói thật với anh, nếu lỡ may tôi có nhận, điều đầu tiên tôi làm trong cuộc thi thơ của ông Dương Huệ Anh là vô chỉ mặt hai hàng giám khảo mà đuổi xuống hết.”

Đằng Sơn cau mày:

“Ông không nên nói vậy.”

Trần Nghi Hoàng cao giọng:

“Tôi nghĩ thật như vậy bởi v́ trong óc tôi, mấy anh chàng đó có biết làm thơ con mẹ ǵ đâu?”

Tôi góp ư:

“Sao anh Văn Thanh không đứng làm chủ nhiệm chủ bút luôn?”

Văn Thanh ngẩn ra: “Ai?”

Tôi chỉ vào Văn Thanh:

“Anh chứ ai!”

Đằng Sơn biện hộ:

“Ổng không có th́ giờ.”

Văn Thanh lắc đầu:

“Không phải không có th́ giờ mà là không có khả năng. Nếu có th́ tôi chẳng ngại ngần ǵ để từ chối. Trong khi ở Santa Ana, nào là Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21 này kia, th́ ở San Jose chỉ có mỗi tờ Văn Uyển của hai ông bà Trần Nghi Hoàng & TTBG, mà lại ba tháng mới ra một số. Tôi nghĩ, đây đang là cơ hội vươn lên cho cái làng văn làng báo Bắc Cali.”

Đằng Sơn khoa tay:

“Ở dưới đó mấy chục tờ chứ, tờ nào cũng đề văn học nghệ thuật mà giở ra thấy toàn quảng cáo, không bao nhiêu trang bài vở.” (Cười hề hề).

Văn Thanh cũng cười:

“Đề nghị anh Trần Nghi Hoàng nếu dĩ ḥa vi quư được th́ hay lắm! Nhiều khi anh quá thẳng, anh em ai cũng sợ mà xa lánh. Riêng tôi nhận thấy khả năng anh có thể làm một thứ Tống Giang quy tụ 118 anh hùng Lương Sơn Bạc, ḿnh họp anh em làm báo, tụi trong nước thấy, nó cũng ngán. Tôi chỉ đối nghịch với cái thằng trong nước thôi, không đối nghịch anh em ngoài này. Trong quan điểm sống của tôi, những người chung quanh, ai, tôi cũng đều t́m thấy cái ích lợi của họ.”

Trần Quảng Nam châm biếm:

“Bởi v́ lúc nào ông cũng có sẵn trong đầu tư tưởng lợi dụng kẻ khác.”

Văn Thanh gật:

“Đúng! Ngay cả một thằng ăn cắp vặt, tôi vẫn thấy cái hay của nó để mà khai thác.”

Giọng Trần Nghi Hoàng trở nên khinh bạc:

“Nếu tôi có làm Tống Giang th́ dưới trướng tôi phải có những thằng ăn cướp nhà băng cỡ Dillinger(*) để một lúc nào đó tôi sẽ nói với nó: OK, trong đại cuộc này, tao cần một thằng mở cái khóa nhà Bank of America lấy tiền làm chuyện lớn’, thằng đó làm được. Chứ tôi không thể chấp nhận một thằng chuyên đi giựt dây chuyền đồng hồ đàn bà con nít để nó làm quẩn chân tôi. Ăn cướp ăn trộm có năm bẩy hạng. Nhà văn nhà thơ cũng có năm bẩy hạng, không bao giờ đồng hóa.”

Văn Thanh nói:

“Anh cứ thế th́ rồi đây sẽ bị cô lập mất.”

Đằng Sơn cười hề hề:

“Ông bà nhà này đâu có care chuyện bị cô lập.”

Tôi cũng cười:

“Ngưu tầm ngưu, mă tầm mă. Vàng thật đâu sợ chi lửa.”

Trần Nghi Hoàng la lên:

“Tôi thêm một điểm: Phân với cỏ không thể nào lẫn lộn dù có nằm cạnh nhau đến cả trăm năm.”

Và Trần Nghi Hoàng quay qua Văn Thanh:

“Tôi cho anh hay, tụi Cộng Sản nó tinh lắm, nó biết tên nào ra làm sao. Ở San Jose, tờ Thời Báo của Vũ B́nh Nghi, tờ Việt Nam Nhật Báo của con Quỳnh Thi, nó đánh rắm một cái là mấy người kia văng hết.”

Đằng Sơn hỏi:

“Ông nói đùa sao?”

Trần Nghi Hoàng nghiêm giọng:

“Tôi nói thật. Bây giờ cứ tính đi, nếu Cộng Sản nó chơi cái đ̣n bỏ ra một triệu đô la để làm 10 tờ báo trên khắp thế giới, quảng cáo lấy nửa giá, thử hỏi có thằng business nào không đăng? Mất quảng cáo, cỡ anh Vũ B́nh Nghi hay chị Quỳnh Thi chết là cái chắc. C̣n ở Nam Cali, tờ Hợp Lưu của thằng Khánh Trường là tờ muốn lạy Cộng Sản để được gần Cộng Sản mà tụi nó không cho phép. Tờ Văn Học của nhóm Nguyễn Mộng Giác th́ khi sống khi chết. Tờ Văn của Mai Thảo lâu lâu ra một số mà chỉ toàn đăng truyện ngắn và thơ.”

Vừa nhai ngồm ngoàm, Trần Quảng Nam vừa nói:

“Khó chứ nhỉ, làm một tờ báo cho ra hồn đâu phải dễ.”

Trần Nghi Hoàng bắt ngay:

“Bởi vậy, ít nhiều ǵ tôi và vợ tôi cũng có cái hănh diện là tờ Văn Uyển dẫu ba tháng phát hành một số nhưng nó có cái giá trị riêng của nó. Tụi tôi đâu cần quảng cáo, bài vở th́ không thiếu, số nào xứng đáng số ấy, toàn bài chọn lọc. Các tay viết chỉ xài bạc thật. Cái game này là chơi đường dài. Nhưng mà cuộc đời người ta chỉ chạy theo mặt nổi. Đa số thích đọc văn Lệ Hằng, Nguyễn Ngọc Ngạn, Túy Hồng, hoặc các sách của ông Hùng Sơn… Đó là cái tội nghiệp. Tŕnh độ thưởng ngoạn văn chương nghệ thuật của đại đa số dân VN hải ngoại c̣n yếu quá.”

Văn Thanh đột nhiên cao giọng:

“Này, ông Trần Nghi Hoàng, tôi có hỏi Hùng Sơn nghĩ sao về Trần Nghi Hoàng & Bông Giấy? Ông ấy bảo: ‘Vợ chồng Trần Nghi Hoàng sống chết với văn học, c̣n ḿnh chủ trương kiếm tiền nên chỉ viết loại sách khiêu dâm moi tiền độc giả cho dễ. V́ thế, nói chuyện văn học với hai người đó không hợp, mà có nói th́ cũng không bằng họ.”

Trần Quảng Nam cười hinh hích.

Văn Thanh tiếp ngay, điệu khinh bỉ:

“Tôi mới bảo Hùng Sơn: ‘Đúng! Có nằm mơ anh cũng không vói tới được hai ông bà Trần Nghi Hoàng & Bông Giấy trên lănh vực ấy.’ (Nói thêm) Tuy nhiên tôi phải nhận là hắn rất quỷ quyệt trên khía cạnh thương mại. Một cuốn sách dầy 500 trang như các cuốn của Bông Giấy, hắn tẻ ra thành hai, ba cuốn chứ chả dại mà để nguyên cuốn. Chỉ tốn mỗi cái b́a, nhưng vừa bán được nhiều lần lại vừa được tiếng là nhà văn có nhiều tác phẩm.”

Tôi hỏi Trần Nghi Hoàng:

“Hùng Sơn là ai vậy?”

Văn Thanh đáp thay:

“Tác giả của rất nhiều cuốn khiêu dâm. Sách Hùng Sơn, các cô làm massage thích lắm, cứ gọi điện thoại cho hắn măi. Có một lần tôi bắt máy giùm hắn, nghe cô kia hỏi: ‘Anh có muốn đ. em không?’”

Tôi kinh ngạc:

“Thật sao? Ai mà kỳ vậy?”

Văn Thanh thản nhiên:

“Th́ mấy cô làm nghề đấm bóp ấy. Những cái màn cụp lac trong sách Hùng Sơn, các cô mê lắm. (Cao giọng). Nhưng tôi đố Bông Giấy đọc tới 20 trang của Hùng Sơn, tôi sẽ mất tiền cho Bông Giấy.”

Tôi nhướng mày:

“Nghĩa là sao?”

“Nghĩa là không cách chi một người như Bông Giấy đọc nổi tới 20 trang Hùng Sơn viết. Tôi vẫn c̣n không đọc quá được 10 trang nữa là!”

Trần Quảng Nam xen vào:

“Phải hỏi xem mỗi trang của Hùng Sơn, ông Văn Thanh sẽ bằng ḷng trả bao nhiêu cho chị Bông Giấy?” (Cười hinh hích).

Văn Thanh giải thích:

“Hùng Sơn đang làm chủ một trường dạy hớt tóc, dưới tay hắn có đến cả hai trăm nữ học viên. Cuốn đầu tiên hắn ra là cuốn Điệp Vụ Môi Hồng.”

Tôi tiếp lời:

“Bữa nọ có một cô gọi đến tiệm sách Văn Uyển hỏi xem có cuốn ấy không. Tôi làm biếng mở cửa bán sách nên nói bừa là không có.”

Văn Thanh la lên:

“Trời ơi! Chị dại rồi. Chính Hùng Sơn hắn xui học tṛ gọi đấy. Hắn hay có cái màn ấy để làm ra vẻ sách ḿnh bán chạy.”

Tôi thản  nhiên:

“Tôi đâu cần biết ai gọi, thích th́ mở không th́ thôi. Văn Uyển là quán sách nổi tiếng không cần mở cửa bán cho khách mà.”

Trần Nghi Hoàng phụ họa:

“Đúng! Tiệm sách tụi tôi, có lần có người vào hỏi: ‘Quyển này hay không’, tôi nói ‘Dở!’. Đưa quyển khác hỏi, tôi cũng nói dở. (Văn Thanh cười rúc rích điệu khoái chí). Hỏi đến cuốn thứ ba, tôi vẫn nói dở. Anh kia la lên: ‘Trời ơi, anh bán sách mà tôi đưa quyển nào anh cũng nói dở th́ anh bán cho ai?’ Lúc đó tôi mới trả lời: ‘Bây giờ có hai vấn đề: Một là anh vô tiệm mua, trả tiền, tôi cứ việc lấy. Hai là nếu anh hỏi tôi sách hay hoặc dở, th́ tôi phải đáp bằng tư cách một người đọc sách. Tại anh xui hỏi nhằm mấy cuốn dở, chứ nếu đúng cuốn hay, tôi vẫn nói nó hay như thường.’ Sau đó anh ta hỏi tại sao tôi nói dở, tôi phân tích rành mạch về cuốn sách, anh ta nhận và chịu lắm.”

Văn Thanh la lớn:

“Hay! Chuyện này ghi vào bút kư văn học th́ tuyệt!”

Trần Nghi Hoàng cười mỉm:

“Anh có tin không, sau đó anh ta mua đến hơn 100 đô la, lại toàn những cuốn do tôi giới thiệu.”

Tôi xác nhận:

“Khách nào mà đă mua ở tiệm sách Văn Uyển th́ cũng đều trở thành bạn của Trần Nghi Hoàng. Sau đó quay lại, cho dù tiệm đóng cửa, mà tiệm th́ đóng cửa thường xuyên, họ vẫn cứ lên lầu gọi tụi tôi xuống mở cửa, mua cho được vài cuốn.”

Trần Nghi Hoàng tiếp:

“C̣n nếu khách vô mua mà thấy cái cách như cứ dày ṿ cuốn sách, nghĩa là giở loạn cào cào từng trang và ra tuồng muốn gấp đôi cuốn sách, tôi xin lại, bảo có việc cần đi gấp, phải đóng cửa tiệm và mời họ đi ra.”

Trần Nghi Hoàng hất đầu về phía tôi:

“Đây nè, hỏi bà xă tôi th́ biết. Có lần, một anh vào mua sách, lật hết cuốn này sang cuốn nọ xem cho đă xong rồi c̣n bẻ cong gáy sách, tôi thấy đau ḷng lắm nên đứng lên nói với ảnh là không muốn bán dù trả bao nhiêu cũng mặc. Anh ta sừng sộ: ‘Bộ anh thấy tôi HO mới qua tưởng không có tiền hả?’ Ḿnh nghe chữ mới qua cũng xiêu ḷng, nhưng rồi vẫn nói: ‘Tôi không cần biết anh mới qua hay qua lâu, chỉ xét trên cung cách anh cầm cuốn sách, biết không phải là dân trọng sách nên không muốn bán.’ Anh ta đ̣i kêu cảnh sát v́ việc bị tôi đuổi ra khỏi tiệm. Tôi bảo: ‘Tôi sẽ kêu giùm anh!’ Nói xong, tôi chụp điện thoại. Bà xă tôi can nên tôi mới buông điện thoại. Sau đó nói chuyện phải quấy với nhau, anh ta bảo rằng tôi là ông chủ quán kỳ quái nhất từ trước anh ta chưa hề gặp. Rồi chính tay tôi đem quyển Quỷ Mỵ Truyện kư tặng anh ta. Anh ta đ̣i trả tiền, tôi không nhận. Từ đó vẫn thấy anh ta đi ngang tiệm sách nhưng không bao giờ ghé vào lần nữa.”

Văn Thanh vẻ rất thú vị:

“Tối nay tôi ghi nhận được một câu chuyện rất tiếu ngạo trong làng văn hải ngoại. Đó là sự kiện một ông chủ tiệm sách mà lại cứ chê ṛng ră các tác phẩm bày trong tiệm của ḿnh.”

Đằng Sơn mai mỉa:

“Bởi vậy tiệm sách của ổng vắng như cái chùa bà đanh, chẳng ai thèm ghé.”

Trần Nghi Hoàng nhún vai:

“Tôi đếch care!”

Văn Thanh quay hỏi tôi:

“Trong Văn Uyển kỳ này, bài Tâm Bút bà chửi những ai?”

Tôi chưng hửng:

“Sao lại dùng chữ chửi? Tôi đâu có chửi mà chỉ kể ra những cái lố bịch của những anh nhà văn lố bịch thôi.”

Giọng Đằng Sơn châm biếm:

“Đúng! Giống như thằng em tôi hay nói: Con người ai cũng phải có cái này cái khác, NHƯNG (to giọng nhấn mạnh) ḿnh phải chửi nó bởi v́ nó khốn nạn quá!’”

Văn Thanh dàn ḥa:

“Ừ, không phải chửi, vậy trong Văn Uyển kỳ này, bà kể chuyện những ai?”

Tôi cười:

“Anh hỏi th́ tôi cũng không giấu. Văn Uyển số tới tôi vạch trần con người giả dối của Phan Nhật Nam.”

Văn Thanh kêu lên:

“Tôi đang tính mua vé máy bay sang Houston phỏng vấn Phan Nhật Nam đây.”

Đằng Sơn tiếp theo câu nói:

“Phan Nhật Nam là người mà tôi yêu. Tôi cũng định đi với ông Văn Thanh sang gặp ông ấy. Nhưng để sau chuyến đi công tác Đại Hàn về tôi mới tính.”

Trần Quảng Nam trông rơ nét ngạc nhiên:

“Phan Nhật Nam có ǵ ngon đâu mà ông Đằng Sơn và ông Văn Thanh phải cần bỏ tiền đáp máy bay sang Houston gặp ông ấy? Hay là bây giờ ông Văn Thanh mới đọc và mê cuốn Mùa Hè Đỏ Lửa?”

Trần Nghi Hoàng cười tủm:

“Ông Văn Thanh xứng tay là một cặp bài trùng với ông Đằng Sơn, chỉ toàn là những anh chuyên đi kiếm những anh có danh để mà mê.”

Trần Quảng Nam bật tiếng cười hinh hích, điệu khoái trá. Đằng Sơn gật đầu:

“Tôi mê những thằng có danh th́ đă may (cười), khổ nỗi tôi nh́n chung quanh chỉ thấy toàn những kẻ tầm thường (cười lớn hơn) nên đời tôi mới khổ.”

Trần Nghi Hoàng nói:

“Tôi th́ thấy ông mê rất nhiều người từ trước.”

Văn Thanh quay sang tôi:

“Tôi sẽ cố ḷng đáp máy bay sang Texas để chỉ hỏi Phan Nhật Nam một chi tiết rất quan trọng rằng ông ta có thực sự là anh hùng như dân miền Bắc nó đồn đăi khi ông ta c̣n ở tù không?”

Đằng Sơn to giọng:

“Ừ, anh chờ tôi đi Đại Hàn về xong, sẽ đáp máy bay cùng với anh sang gặp Phan Nhật Nam một thể.”

Tôi tiếp lời Đằng Sơn:

“Anh Văn Thanh nhớ cho tôi gửi tặng ông ta quyển Văn Uyển sắp tới.”

Trần Quảng Nam hỏi tôi:

“Báo bao giờ ra?”

Trần Nghi Hoàng đáp thay:

“Ngày mai đưa đi in. Trong đó, một ḿnh bài viết về Phan Nhật Nam đă chiếm mất 41 trang.”

Văn Thanh kêu to:

“Nhiều thế cơ à?”

Trần Quảng Nam cười:

“Nội bài ấy cũng đủ làm cho báo bán chạy.”

Uống xong hớp rượu cuối, Trần Nghi Hoàng kể:

“Phan Nhật Nam vừa viết một bài gửi cho Nguyễn Bá Trạc nhờ đọc trên đài Mẹ Việt Nam. Trạc đi uống café với tôi, đưa bài đó cho tôi đọc. Đợi tôi đọc xong, Trạc hỏi: ‘Trần Nghi Hoàng nghĩ sao?’ Tôi không đáp mà hỏi lại Trạc: ‘C̣n ông nghĩ sao?’ Trạc nói: ‘Tôi thương thằng bạn tôi lắm nhưng không ngờ nó tệ vậy.’ Tôi hỏi: ‘Tệ sao?’ Giọng Trạc tức giận: ‘Tôi đang bực ḿnh con Như Hảo bởi v́ kể từ sau khi tôi làm cái show giới thiệu quần chúng cái đài truyền thanh của nó th́ nó cứ liên tục đưa ra đọc trên đài những bài viết cực đoan để chứng tỏ cái đài Mẹ Việt Nam là phe chống Cộng triệt để. Trong khi chống Cộng đâu phải là như thế. Mẹ, ḿnh tưởng thằng bạn ḿnh ngon, bảo nó gửi bài cho đài Mẹ Việt Nam. Nào dè cái bài nó thế này này! Ông đọc năy giờ không thấy sao mà ông hỏi tôi?’ Tôi cũng muốn chơi cú bán cái hết cho Trạc, nên nói: ‘Tôi có thấy ǵ đâu? Đâu, ông phân tích nghe đi?Th́ Trạc mới bảo: ‘Ông không thấy tác giả bài này không c̣n là thằng Phan Nhật Nam nữa hay sao?’ Trạc hỏi tôi câu đó đến lần thứ ba tôi mới trả lời: ‘Đọc bài này tôi có ư nghĩ như đang đọc của một anh chàng làng nhàng chỉ chuyên viết cho cục tâm lư chiến thời Đệ nhị Cộng Ḥa.’ Trạc la lớn: Chứ c̣n ǵ nữa?’”

Văn Thanh cau mày ngồi im, điệu suy nghĩ:

“Phan Nhật Nam viết như thế nào trong bài ấy?”

Trần Nghi Hoàng đáp:

“Bài viết chống Cộng nhưng chỉ viết theo kiểu nhận diện bóng dáng người lính VNCH thôi chứ chẳng có ǵ là chống Cộng cả. Đại khái, trong đó chỉ xài toàn những chữ như ‘Người lính Cộng Ḥa đă mang trên lưng cả một nước VN’. v.v. Tức là chỉ nói lại các chiến công của người lính VNCH thua trận mà không nói lên được chút nào tinh thần chống Cộng của một anh sĩ quan từng ở tù Cộng Sản 14 năm, hơn nữa, một anh sĩ quan được dân miền Bắc xưng tụng là anh hùng như anh Văn Thanh nói vừa ban năy.”

Trần Quảng Nam hỏi:

“Bài viết có hay không?”

Giọng Trần Nghi Hoàng:

“Tôi kể năy giờ mà Nam c̣n hỏi câu đó sao? Đéo có hay ǵ hết! Trước mặt tôi, Trạc tỏ ra hoàn toàn thất vọng.”

Đằng Sơn nhận định:

“Tôi th́ lại có một niềm tin khác rằng Phan Nhật Nam là một thiên tài nhưng thời vàng son rực rỡ của ổng đă qua rồi.” (Cười hề hề).

Trần Nghi Hoàng mai mỉa:

“Nếu là thằng thiên tài thật sự th́ dù bài viết dở nhất của nó cũng cho thấy cái khí ngang tàng. C̣n Phan Nhật Nam đếch phải thiên tài nên khi bút cùn ư cạn, ổng trở lại nguyên si là một anh bất tài chẳng kém chẳng hơn.”

Trần Quảng Nam phản đối:

“Tôi không nghĩ Phan Nhật Nam là thiên tài, nhưng ông ta viết bút kư rất khá. Bây giờ không biết ổng viết lách ra sao, nhưng ḿnh cứ giở lại những ǵ đă qua của ổng mới thấy như vậy.”

Đằng Sơn gật đầu:

“Đúng rồi! Tôi đọc Phan Nhật Nam th́ cũng chỉ loáng thoáng, văn chương ổng không gây xúc động cho tôi. Tôi chỉ xúc động v́ con người nhiều hơn. Đó không phải do t́nh văn nghệ mà chỉ là t́nh người. Tự nhiên ḿnh thấy một thằng nó đi xuống, ḿnh thương cái sự đi xuống của nó.”

Trần Nghi Hoàng cười lớn:

“Ông Đằng Sơn rơ là tiền hậu bất nhất như trong bài viết về Nguyễn Tất Nhiên, bà xă tôi có đề cập như thế. Ở trên ông vừa cho Phan Nhật Nam là một thiên tài, ở dưới lại chối đi ngay rằng văn chương ông ta không gây được xúc động trong ông mà chỉ có t́nh người. Như vậy là ông thương hại ổng? Mà chưa chắc ǵ ổng đă thèm nhận sự thương hại của ông như vậy.”

Trần Nghi Hoàng nói thêm:

“Nguyễn Bá Trạc bảo tôi: ‘Cái đau là tôi tin tưởng vào thằng bạn tôi quá nhiều. Tôi không ngờ nó cũng là một thằng ác ôn.’ Chữ ác ôn này tôi không hỏi nên Trạc cũng không giải thích. Nhưng theo tôi, câu nhận định này của Trạc về ông bạn Phan Nhật Nam thân nhất mới là câu đáng ghi vào lịch sử văn học.”

Đằng Sơn bào chữa:

“Cái hạn Tham Vũ đồng hành của anh Phan Nhật Nam đă qua mất rồi nên cớ sự mới ra như thế.”

Tôi chuyển hướng đề tài câu chuyện:

“Anh Văn Thanh ra mắt cuốn Gái Hà Nội Khóc Ai, nhờ cánh nào đứng ra tổ chức vậy?”

Văn Thanh đáp:

“Du Tử Lê bảo để nói với Lê Đ́nh Điểu báo Người Việt nhờ lo. Trần Văn Ân cũng bảo để nói với Lê Đ́nh Điểu mà tới giờ này vẫn chưa thấy Lê Đ́nh Điểu trả lời ǵ hết.”

Trần Quảng Nam hỏi kháy:

“Sao anh không giới thiệu cùng Trần Văn Ân anh là bạn của Trần Thị Bông Giấy?”

Văn Thanh cười hinh hích, xong nói:

“Ông Lê Đ́nh Điểu bảo với tôi rằng ổng có cái hội văn học gồm các nhà văn, học giả ǵ đấy, độ 40 người…”

Trần Quảng Nam cắt ngang:

“Mà Văn Thanh là người thứ 41!”

Trần Nghi Hoàng bật lên tiếng x́:

“Th́ cái hội tôi viết trong một bài diễu kư tên Thông Biện Tiên Sinh là hay xúm nhau chạy jogging chung quanh cái bàn tṛn đó mà.”

Văn Thanh tiếp:

“Ông ấy bảo, cứ đem sách đến đấy, ổng giới thiệu cho, sẽ có tên tuổi nhưng không bán được sách, chỉ mỗi tặng.”

Trần Quảng Nam cười:

“Ở Santa Ana mà ra mắt sách th́ hết 99 phần trăm tác phẩm ḿnh chỉ có nước tặng chứ chẳng ai thèm bỏ tiền ra mua. Lại toàn là bọn đi giật chùa. Hôm tôi ra mắt cuốn CD mới trong nhà thằng Trịnh Hoài Nam dưới đó, đang ngồi chờ thằng Nam về để nó tuyên bố lời khai mạc th́ thấy, mới đầu chỉ có bốn, năm kư giả đại diện bốn, năm tờ báo, ví dụ báo Tiếng Chuông Tiếng Ḷng ǵ đó. Có một anh phỏng vấn tôi, đ̣i xem cuốn mẫu. Ḿnh mang cuốn mẫu ra. Lập tức bốn năm anh xúm lại hỏi, ḿnh cũng cho mang ra nguyên một chồng mẫu. Sau, khách mới đến đông. Kết quả cuối cùng là khi ra về, mỗi anh mỗi chị đều vồ theo một cuốn một cách rất thản nhiên mà đếch có anh chị nào bỏ tiền ra hết. Riêng cái con Minh Ngữ th́ nó vô nó ăn cắp, ôm nguyên một chồng chạy ra ngoài cửa, vừa chạy vừa la: ‘Cho tôi xin về bán!’”

Văn Thanh ồ lên:

“Ối giời ơi!”

“… Tôi mới nói với con Minh Ngữ: ‘Cho th́ cho nhưng đừng có bán vội v́ c̣n chờ tôi phát hành đă.’ Mỗi anh vồ một cuốn. Khánh Trường cũng vồ một cuốn. Chỉ mỗi thằng Phan Tấn Hải móc tiền ra đưa. Tôi bực ḿnh nói: ‘Thôi, ông giữ lại đi! Tặng luôn!’”

Văn Thanh ph́ cười.

Đến lượt Trần Nghi Hoàng đưa ra kinh nghiệm:

“Năm 1988 tôi ra mắt cuốn Lưu Vong Hành dưới đó, Du Tử Lê lănh phần tổ chức giùm, thằng Lữ Mộc Sinh lên làm MC, th́ có cái mụ tên Trần Thị Diễm Phúc viết vớ vẩn một cuốn tùy bút ba xu nào đó, được mời lên phát biểu. Thấy mặt mụ này y hệt một con me Mỹ mà được thằng Lữ Mộc Sinh mời lên nói về thơ của ḿnh, tôi đă chán. Lại nghe cái giọng đỏng đảnh của mụ, nói theo cái kiểu thiệt lộn ruột: ‘Cũng muốn phát biểu về quyển Lưu Vong Hành lắm nhưng chưa có tác phẩm trong tay…’”

Đằng Sơn cắt ngang:

“Tức là chờ ḿnh tặng?”

Trần Nghi Hoàng la lớn:

“Chứ c̣n ǵ nữa!”

Vẻ hí hửng, Văn Thanh khoe:

“Trong bữa ra mắt của tôi, tôi có nhờ ông Phạm Duy tổ chức giùm một buổi ca nhạc rồi mời người ta đến xem cuốn phim Hồi Kư của ông ta.”

Tôi kêu lên:

“Trời! Làm thế tốn tiền lắm! C̣n ông Phạm Duy th́ nổi tiếng keo kiệt, bao giờ ông ấy làm cho?”

Văn Thanh lắc đầu:

“Không, ông ấy đă nhận lời rồi. Cả ông Trần Văn Ân cũng nhận nữa.”

Trần Quảng Nam bật cười h́ h́, điệu thú vị:

“Cái vụ ca nhạc và chiếu phim đó th́ ông Phạm Duy sẽ có mục đích sau, ví dụ ổng bảo ‘Để quảng cáo cho cuốn băng sắp ra’, hay là ổng nói ‘Có sẵn cuốn băng ở đây, ai muốn mua th́ mua.’”

Trần Nghi Hoàng tiếp theo:

“Một công đôi ba việc, vừa có ơn với anh Văn Thanh, thu phục thêm được một nhà văn đàn em, biết đâu ngày kia sẽ nhờ viết bài ca ngợi ảnh, lại vừa bán được băng nhạc của ảnh.

Tôi hỏi Văn Thanh:

“Sao anh thân với Du Tử Lê mà không nhờ anh ta?”

Văn Thanh đáp, giọng thành thật:

“Th́ tôi đă nói lúc năy rồi: ‘Du Tử Lê tránh đạn, đùn cho Lê Đ́nh Điểu’. Nhưng mà nếu Du Tử Lê đứng ra tổ chức, tôi có nằm mơ cũng không được. Ông ấy vừa tổ chức cái buổi Hai Mươi Năm Văn Nghệ Hải Ngoại, 150 văn nghệ sĩ khắp các nơi về dự, đông lắm chứ có phải đùa đâu.”

Giọng Trần Nghi Hoàng vang cao, trong âm điệu rơ ràng có điều khinh bỉ:

“Du Tử Lê tổ chức buổi 20 Năm Văn Nghệ mục đích lấy tiền bỏ túi riêng chứ có phải là văn học nghệ thuật chó ǵ mà vinh dự? Anh Văn Thanh coi chừng, Du Tử Lê mà đứng ra tổ chức th́ anh chỉ có nước tiền mất tật mang, mà tiền bán vé vào cửa lại chỉ chui vào tay ảnh. Ảnh đă từng tổ chức cuốn Lưu Vong Hành cho tôi ở dưới Santa Ana, thấy thê thảm lắm. Khách đến thật đông nhưng đếch có anh chị nào bỏ tiền ra mua. H́nh như dân văn nghệ Santa Ana mắc cái bệnh chuyên môn đi đọc sách chùa?”

Văn Thanh phụ họa:

“Th́ cũng như cái buổi Đỗ Vẫn Trọn tổ chức vừa rồi, ông Trần Quảng Nam có cho học tṛ lên hát giúp vui, người ta vỗ tay ầm ầm, 2.600 vé bán sạch, c̣n chính ổng th́ mất công đàn chùa mà thiệp mời không có.”

Trần Quảng Nam cười h́ h́.

Giọng Trần Nghi Hoàng xoay chiều diễu cợt:

“Văn Thanh tổ chức ra mắt sách, tôi đề nghị mời ông Đằng Sơn làm MC. Đằng Sơn mà đă nói th́ lúc đó có đứa nào muốn phá, muốn cắt micro cũng không ăn nhằm ǵ hết. Ví dụ ca sĩ đang hát mà bị cúp điện, cả hội trường nhốn nháo, Đằng Sơn hét lên một tiếng kiểu Sư Tử Hống của Tạ Tốn…”

Trần Quảng Nam xen vào:

“Don’t worry!”

Trần Nghi Hoàng gật:

“Ừ! Don’t worry! Đồng bào cứ b́nh tĩnh ngồi yên!’ Tiếng hét chấn động cả San Jose chứ đừng nói riêng một cái hội trường nhỏ bé.”

Tôi nh́n Đằng Sơn, thấy mặt anh tỉnh bơ. Bắt gặp cái nh́n của tôi, anh so nhẹ đôi vai:

“Tôi đâu có care, ai muốn nói ǵ th́ nói.”

Trần Quảng Nam cười hềnh hệch:

“Tôi bầu ông Phan Nhật Nam làm chủ tịch hội to mồm, ông Đằng Sơn là phó chủ tịch, c̣n ông Trần Khang anh tôi là tổng thư kư. Ông Khang này đă nói lớn, lại hay gằn cái giọng nghe khó chịu lắm, nhất là ổng chỉ ưa nói theo cái kiểu khoe khoang. Ông Đằng Sơn th́ không khoe khoang như ông anh tôi nhưng nhiều khi đang nói tự dưng la lớn: ‘Cái con đó đang mặc ś-líp!’ Riêng câu này th́ lớn hơn mọi câu khác. C̣n ông Trần Khang lại hay show off rằng: Nói về vơ th́ cỡ Bảo Truyền tao bóp cổ chết!’, ḿnh nghe mà mắc cỡ luôn. Mỗi anh ḿnh mắc cỡ mỗi kiểu. (Cười hề hề). Vô tiệm toàn du đăng không mà ông Đằng Sơn ổng dám huênh hoang, ổng nói: ‘Tôi vác súng tôi bắn’. Ḿnh sợ nó gây hấn th́ bỏ mẹ!”

Tôi và Văn Thanh bật tiếng cười ồ. C̣n Đằng Sơn la lớn:

“Tử vi tôi có nói rơ vậy mà. Chúng nó gây mới là thời của tôi. Bất luận thế nan hành đại sự mà!”

Trần Quảng Nam tiếp:

“Cái giọng nào mà vô nhà hàng khiến tôi xấu hổ được th́ tôi sẽ phong cho làm từ chức thư kư trở lên. Do đó, cái giọng ông Đằng Sơn hay ông anh tôi mà vô nhà hàng ngồi cạnh tôi th́ tôi xấu hổ lắm.”

Tôi đưa ư kiến:

“Biết vậy, Nam không nên mời mấy ông đó đi nhà hàng, vừa uổng tiền lại vừa xấu hổ.”

Trần Quảng Nam gật:

“Đúng! Tôi chỉ mời họ tới nhà chị thôi v́ chỉ có nhà chị mới là nơi chấp nhận được những cái giọng làm điếc con ráy người khác. Tỉ như có lần đang ngồi trong Pepper Mill, tôi nói đùa với ông Đằng Sơn: ‘Ông ăn giùm phần súp của Kim Sơn đi, bỏ uổng quá!’ tức th́ ông ấy la lên thật lớn: ‘Cái ông này vớ vẩn! Tôi như vầy mà đi ăn thừa phần kẻ khác à? Tại sao ông không ăn mà lại đẩy sang tôi?’ Tôi sợ quá, tái mặt. Chết mẹ, cái này tụi Mỹ nó chửi tôi chết. Ổng nói lớn quá. Tôi cứ đực mặt ra. Ở quán Đắc Phúc th́ chúng tôi c̣n căi nhau, chứ ở đây, chúng tôi xin chịu thua vô điều kiện.”

Tôi và Văn Thanh lại cười thích thú.

Trần Quảng Nam quay sang tôi:

“Nếu cái bữa gặp Phan Nhật Nam mà thay v́ dẫn đến nhà chị, lại dẫn đến quán B́nh Minh ăn tiết canh có bạn gái đi cùng, chắc là tôi độn thổ v́ xấu hổ theo giọng nói ông ấy.”

Trần Nghi Hoàng đưa ra nhận xét:

“Phan Nhật Nam chẳng những lớn miệng lại c̣n lớn cả tay chân nữa. Đằng Sơn chỉ nói lớn cái miệng thôi chứ không đấm ngực, xé áo xé quần diễn tuồng kịch liệt mê ly rùng rợn cho khán giả xem như Phan Nhật Nam đă làm.”

Ánh mắt lộ nét tinh nghịch, Văn Thanh nói to:

“Này, Du Tử Lê có bảo tôi rằng Đằng Sơn là một người máy, óc th́ không pratice nhưng cứ nói liên tục đủ mọi vấn đề.”

Trần Nghi Hoàng quay qua hỏi Đằng Sơn:

“Theo ông th́ điều Du Tử Lê nói có đúng không?”

Đằng Sơn nhún vai:

“Tôi không give a damn(*) bất cứ cái ǵ Du Tử Lê nói hết.”

Trần Quảng Nam phê b́nh:

“Nhắc Du Tử Lê, tôi mới nhớ ra bài tùy bút kỳ này của ổng đăng trên tờ Sàig̣n Nhỏ có một cái tên nhân vật nghe rất lạ: Hón!

Đằng Sơn phụ họa theo ngay:

“Đúng! Tay Du Tử Lê này hay làm ra vẻ lập dị, bao giờ cũng cứ ưa đặt cho nhân vật toàn những cái tên quái đản, như Nghiễm, Ngoẽo, Ngỏn, Ngoan, Ngoăn, U, Cảo, Cón, Hón, Hén, Hến. Con gái thay v́ Vi th́ lại là Vị, con trai thay v́ Thoáng th́ lại là Thoảng, cứ ưa chơi những dấu hỏi, ngă. Thành ra tên nhân vật của ổng toàn là những cái tên handicapped!” (**)

Tôi thú vị ngầm khi nh́n khuôn mặt rất tỉnh của Đằng Sơn mà thoáng nhận ra trong điệu nói anh một sự “trả thù” nào đó dành cho Du Tử Lê.

Cười hề hề, Trần Quảng Nam kể:

 “Ngày truớc ông Nhật Tiến có tác phẩm Chim Hót Trong Lồng, tụi bạn tôi chơi ác cứ ưa bỏ chữ G cuối cùng thành ra Chim Hót Trong L.”

Đằng Sơn bật tiếng cười hô hố.

Trần Nghi Hoàng cười khà khà, tiếp theo câu chuyện, mặt cũng rất tỉnh:

“C̣n Nguyễn Ư Thuần th́ có một cái tựa sách rất hấp dẫn: Sợi Chỉ Trong Hồn. Nó lại design cái tựa trang b́a theo kiểu ngoằn ngoèo. Một bữa cầm cuốn sách lên, tôi nói với Phạm Việt Cường: ‘Bây giờ nếu tao che cái này th́ mày đọc làm sao?’ Thằng cha dược sĩ Lê Thành Nam đứng kế bên nói: Che mẹ ǵ, cứ đọc Sợi Chỉ Trong L. tự dưng ai cũng nhớ.”

Bốn người c̣n lại cùng bật tiếng cười thích thú. Trần Nghi Hoàng nói:

“Đọc truyện Du Tử Lê, kết thúc rồi cũng chẳng nhớ ǵ hết, nhưng các ông sẽ nhớ măi những cái tên nhân vật.”

Vẻ thản nhiên, Đằng Sơn nhận xét:

“Với tôi, Du Tử Lê chỉ là một anh nhà văn tồi. Tôi đọc nhiều truyện của anh ta, mới đầu cũng nhớ tên nhân vật, nhưng càng đọc càng quên đi và cuối cùng chẳng nhớ ǵ nữa, cũng đếch biết truyện viết ǵ trong đó. Tóm lại, tôi kết luận, những truyện Du Tử Lê viết đều là truyện vứt đi. Điều đó chứng tỏ ảnh quá chú trọng về kỹ thuật mới lạ mà quên béng đi cái phần cốt lơi của tác phẩm là nội dung. Hôm đó tôi với mấy thằng khác ngồi ở quán Bắc Hương. Khi đang bàn về vấn đề đặt tên cho nhân vật, tôi mới nghĩ những điều người ta viết về Du Tử Lê quả nhiên đúng. Tức là ông này chỉ ưa t́m cái lạ mà kêu chứ thật sự tác phẩm ổng chẳng có ǵ giá trị.”

Trần Quảng Nam chen vào:

“Cái thất bại nhất hiện nay của Du Tử Lê là ảnh bắt đầu bày đặt mon men đi vào lănh vực triết lư.”

Đằng Sơn gật gật đầu;

“Ờ đúng.”

Đằng Sơn tiếp:

“Mỗi người đều có số. Du Tử Lê có số nổi tiếng, nhưng chỉ nổi tiếng hạng B.”

Trần Nghi Hoàng phê b́nh:

“Tôi th́ thấy tội nghiệp cho mấy anh già bỏ cả đời viết lách mà tư cách và đạo đức không có th́ rốt lại cũng chẳng giữ được mấy tiếng thơm. Ḿnh không phủ nhận cái tài như anh Phạm Duy nhưng tư cách coi như vất đi th́ điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn cho tiếng tăm ảnh chứ?”

Trần Quảng Nam lắc đầu:

“Ḿnh hăy nh́n cái thằng nghệ sĩ lớn xem, nhiều thằng sống bê bối lắm.”

Tôi lên tiếng căi:

“Bê bối không có nghĩa là mất tư cách. Ví như Balzac hay Dostoievski thuở sinh tiền nợ như chúa chổm, nghèo đói đến thành bê bối, nhưng có sách vở nào lên án tư cách hay đạo đức của các ông ấy đâu?”

Đằng Sơn bày tỏ:

“Phần tôi chỉ chú trọng đến sức sản xuất của thằng nghệ sĩ, c̣n đời nó vô giá trị thế nào là chuyện của nó.”

Đến phiên Văn Thanh, vẻ nghiêm trang hơn:

“Riêng tôi nghĩ, các nhà văn hải ngoại, việc đặt nặng chủ trương chống Cộng là chính, c̣n việc đối xử cạnh tranh nhau chỉ là chuyện phụ.”

Và lại Trần Quảng Nam:

“Tôi th́ thấy đạo đức hay không nó chẳng ảnh hưởng nhiều ǵ đến tác phẩm. Một nghệ sĩ thường có hai giới nh́n vào: Một là giới chia xẻ, hai là giới thưởng ngoạn. Kẻ thưởng ngoạn chỉ biết thưởng ngoạn chứ đâu thể chia xẻ.”

Tôi lắc đầu phủ nhận:

“Con người làm ra tác phẩm, giống như bố mẹ sinh ra con. Cũng có những trường hợp ngoại lệ cha mẹ sinh con Trời sinh tính, nhưng đa số là con cái chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cha mẹ. Chữ Tài luôn luôn đi đôi với chữ Đức. Một anh nghệ sĩ có tư cách đạo đức th́ tác phẩm tạo ra sẽ là những hữu ích cho thiên hạ. C̣n một anh nghệ sĩ vô đạo th́ dẫu có nẩy sinh hằng trăm tác phẩm mà trong đó cái tính xấu của anh ta vẫn tiềm tàng (điều này làm sao tránh khỏi) cũng chẳng ích lợi ǵ cho ai. Văn là người. Tác phẩm là người. Riêng trường hợp ông Phạm Duy, tôi không cho ông ta là một người có tài thật sự. Đối với VN th́ may ra ông ta là lớn, chứ đem so sánh với những nghệ sĩ thật sự lớn của thế giới cỡ Mozart, Beethoven hay Schubert, cả tác phẩm lẫn tư cách đạo đức của Phạm Duy chẳng đáng so bằng sợi lông măng của mấy ông kia.”

Cả bốn người đàn ông ngồi lặng im trong một lúc. Sau, Văn Thanh lên tiếng:

“Bông Giấy có nói quá lời về Phạm Duy không?”

Tôi nghiêm trang:

“Không. Tôi nghĩ thật và có thể chứng minh bằng sử sách như thế.”

Và tôi kết luận:

“Đó là chỉ mới nói tới một ông Phạm Duy thôi, (ở đây tôi không phủ nhận sức sản xuất của ổng đúng như anh Đằng Sơn đ̣i hỏi nơi một nghệ sĩ), huống hồ các tay vừa vô tài vừa vô đạo nhan nhản chung quanh. Bởi vậy tôi thấy trong giới văn nghệ VN hải ngoại toàn những kẻ háo danh, đặt nặng việc t́m kiếm cái danh hơn là trau giồi đạo đức để cấu thành tác phẩm, tôi giới hạn sự giao thiệp của ḿnh là v́ thế.”

Đằng Sơn cười:

“Tôi mà gặp một thằng nào háo danh có tài cỡ Picasso, tôi sẽ bái phục nó ngay. (Cười hề hề). Tôi chỉ sợ thằng Picasso chứ đếch sợ thằng háo danh.”

Trần Quảng Nam ngẩng cao đầu:

“Như thằng Trịnh Công Sơn đúng là thằng hèn, hèn từ đầu đến đít, hèn từ h́nh dáng đến tâm tư, nhưng nếu ḿnh nghe kết quả sáng tác của nó, ḿnh cũng phải nể. Với riêng tôi th́ nhạc Trịnh Công Sơn đáng vứt đi, nhưng tôi nói là nói trên cái nh́n chung của giới thưởng ngoạn. Do đó, ḿnh đâu thể kết tội một nghệ sĩ là có đạo đức hay không mà phải nh́n vào kết quả sáng tác của nó.”

Đằng Sơn đồng ư:

“Tóm lại là nó phải có tác phẩm. C̣n đạo đức hay vô đạo đức th́ thằng nghệ sĩ nào cũng phải có cả. Tác phẩm mới là định giá được cụ thể cho nghệ sĩ.”

Trần Nghi Hoàng cao giọng hỏi:

“Bây giờ có ai dám nói thành thật rằng ḿnh không háo danh chăng?”

Trần Quảng Nam chỉ vào ngực ḿnh:

“Tôi là thằng không háo danh đây. Tôi biết rơ tôi không háo danh.”

Trần Nghi Hoàng lắc đầu:

“Không, ông đừng nói với tôi câu đó.”

Đằng Sơn la lên:

“Ông vừa mới nói người ta thành thật th́ người ta thành thật.”

Trần Nghi Hoàng căi:

“Nhưng tôi biết ông Nam không thành thật.”

Trần Quảng Nam:

“Tôi biết rơ tôi hơn ông biết tôi.”

Trần Nghi Hoàng cau mày:

“Ông chưa hiểu điều tôi nói mà đă vội trả lời. Háo danh có nhiều cách. Ví dụ việc ông chọn một cái nghề thuộc các lănh vực mà nếu ông thành công th́ sẽ được rất nhiều người biết tới: đó cũng là một h́nh thức háo danh.”

Đằng Sơn phản đối:

“Tôi nghĩ điều ấy không đúng. Cái thằng nó giật giải Nobel đâu phải v́ nó háo danh mà là v́ nó điên cuồng theo những điều trong óc nó.”

Trần Quảng Nam nhận định:

“Khi tôi làm âm nhạc, thoạt tiên chỉ v́ tôi yêu thích âm nhạc. Trên con đường đó, ḿnh muốn đưa cái tên ḿnh lên th́ c̣n có lư.”

Trần Nghi Hoàng gật:

“Đúng! Nhưng danh khả danh phi thường danh’. Khi ông làm một việc mà ông không hề lưu ư đến việc làm nổi cái tên ông th́ đó mới gọi là không háo danh. C̣n ông viết một bài mà có kư tên ông vào th́ tôi cho háo danh cũng là như thế.”

Trần Quảng Nam ngắt lời:

“Không phải. Chẳng lẽ ông làm xong một bài thơ, không kư tên Trần Nghi Hoàng lại đi lấy tên tôi mà kư? Cái đó tôi gọi là lố bịch.”

Trần Nghi Hoàng đáp:

“Điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ai cũng có quyển háo danh, nhưng cái cung cách trên con đường cầu danh của ḿnh như thế nào mới là đáng nói. Chỉ cần nh́n vào h́nh thức nhiều hay ít trong sự quảng cáo tên tuổi riêng mà tôi có thể định giá được thằng nghệ sĩ ấy nó háo danh ít hay nhiều.”

Trần Quảng Nam cười hề hề:

“Ví dụ như ông Đằng Sơn này, ổng cho ra mắt tập thơ Vươn Lên Từ Đau Thương của ổng mà ổng lại lên sân khấu nói rằng Tác giả không có mặt ở đây’, th́ cái chuyện đó ổng cũng là háo danh nhưng mà lại trở thành lố bịch.”

“Phải nói rằng ổng thiếu tự tin. Đúng không ông Đằng Sơn?”, Trần Nghi Hoàng chữa.

Đằng Sơn la to:

“I don’t give a damn whatever you guys say!”(***)

Trần Quảng Nam vẫn cười hềnh hệch:

“Nhưng tôi thà chọn vai tṛ là người háo danh chứ không muốn đóng vai tṛ một tên lố bịch. Ví dụ, nếu tôi muốn bán được cuốn băng nhạc Cám Ơn T́nh Em th́ tôi phải mở ngoặc đàng sau cái tên Trần Quảng Nam là bản Mười Năm T́nh Cũ, đại khái như thế. Cái đó không gọi là háo danh.”

Trần Nghi Hoàng cao giọng:

“Như ban năy tôi nói, ai cũng có quyền háo danh nhưng ăn thua là cái cung cách cầu danh như thế nào. Ông có cầm tác phẩm ông mà đi lạy lục người này người kia lăng xê cho không? Như trường hợp Phạm Thiên Thư, muôn đời hắn bị cái tiếng là nhờ lấy bà Tuệ Mai con gái ông Á Nam Trần Tuấn Khải làm vợ mà hắn mới đoạt được cái giải thi thơ của Tổng Thống Thiệu…”

Trần Quảng Nam cắt ngang:

“Cũng như Phạm Duy ổng mời cả chục nhà báo đến dự để đưa ổng lên mặt báo mặc dù với cái tên của ổng, việc làm đó không cần thiết.”

Đằng Sơn thêm:

“Và cũng ví dụ như trường hợp thằng Nguyễn Hữu Nghĩa nắm trong tay tờ Làng Văn ở Canada, cứ mỗi cuối năm là nó lại làm một cái tổng kết t́nh h́nh văn học, trưng cầu ư kiến độc giả, th́ bao giờ…”

Trần Quảng Nam cười hề hề tiếp ngay:

“Bao giờ kết quả cũng chính ảnh hạng nhất trong tất cả mọi phương diện ca, nhạc, thi, văn.”

Trần Nghi Hoàng gật:

“Đó là háo danh!”

Trần Quảng Nam đệm theo:

“Và cũng rất lố bịch! Theo tôi nghĩ, háo danh cũng là việc đúng thôi cho một con người, nhưng đừng để mất tư cách. Tôi chẳng thấy thằng nào không háo danh cả.”

Tôi gật:

“Có chứ! Ví dụ Schubert. Đọc tiểu sử Schubert thấy ghi rằng, mỗi khi làm xong một bài nhạc là vất lăn lóc ngoài quán café, khách hay bạn bè thấy, nhặt lên cất giùm; nhờ thế mà ngày nay thiên hạ mới c̣n được những bản nhạc tuyệt diệu. Nhưng với tôi, đó là tư cách của một bậc thiên tài.”

Trần Quảng Nam căi:

“Schubert chưa phải thiên tài. Mozart mới là thiên tài.”

Tôi la lên:

“Thế nào là chẳng phải thiên tài? 31 tuổi chết mà để lại ngần ấy tác phẩm vĩ đại, không thiên tài chứ là ǵ nữa?”

Trần Quảng Nam vẫn căi:

“Mozart mới là người chết năm 31 tuổi.”

Đằng Sơn nói theo:

“Mozart chết năm 37 tuổi”.

Trần Quảng Nam vẫn bướng bỉnh:

“Người ta nói Schubert chỉ là một ngôi sao xẹt qua bầu trời rồi tắt. Trong khi Mozart là ngôi sao sáng măi trên bầu trời dù rằng Mozart chết năm 31 tuổi.”

Tôi thấy kinh ngạc v́ cái “kiến thức” về nhạc cổ điển Tây Phương của cả Trần Quảng Nam lẫn Đằng Sơn, nên im lặng, không tiếp tục đào sâu vấn đề hơn nữa. Sự thật, Schubert chết vào năm 31 tuổi (1797-1828) và Mozart chết vào cái tuổi 35 (1756-1791).

 

Trần Nghi Hoàng tiếp tục câu chuyện dở dang ban năy:

“Theo tôi, chủ yếu là phong cách. Ví dụ như Nam Cao, tôi thấy ổng viết cao cơ hơn nhóm Tự Lực Văn Đoàn nhưng hồi sinh tiền, chẳng có ai nói tới, sau này mới được bốc lên.”

Đằng Sơn căi:

“Nam Cao không phải sau này độc giả mới biết đến. Chính ông già tôi hồi đó đă đọc tác phẩm Chí Phèo của ổng.”

Trần Nghi Hoàng gật:

“Đọc Chí Phèo đâu có nghĩa là Nam Cao nổi tiếng? Có chăng chỉ là thứ yếu.”

Đằng Sơn la to:

“Thứ yếu là đương nhiên. Ông nh́n lại cái thời đó xem th́ biết, nguyên cả luồng sóng Tự Lực Văn Đoàn nó đè các thằng khác không phải trong nhóm của nó.”

Trần Nghi Hoàng:

“Đúng! Và đến giờ phút này, không phải người ta so sánh giữa Nam Cao với nguyên nhóm Tự Lực Văn Đoàn mà là với từng cá nhân trong nhóm đó th́ thấy Nam Cao trội hẳn.”

Đằng Sơn la lên:

“Đương nhiên! Thời điểm là một chuyện, c̣n cá nhân là một chuyện khác nữa. Ví dụ Picasso có tài không ai chối căi, nhưng bên cạnh Picasso lúc ấy là nguyên cả một nhóm Impressionisme, năm bảy thằng nó đè một Picasso, hẳn nhiên Picasso phải thua. Chính ngay những thằng phê b́nh hội họa cũng phải nhận điều đó. Một trăm năm sau, nh́n lại từng cá nhân, lúc đó người ta đâu có care cái thời điểm của tác giả đó. Tuy nhiên ông phải nhớ rằng, cái nh́n thời sau nó khác với cái nh́n của lúc đương thời khi ấy.”

Trần Nghi Hoàng phê b́nh:

“Nếu nh́n thời điểm ấy th́ ḿnh thấy nhóm Tự Lực Văn Đoàn tạo nên được những điều sôi động. Nhưng bây giờ nh́n lại mới nhận định được tài năng chênh lệch thế nào của từng người.”

Đằng Sơn:

“Đúng! Như bây giờ nh́n nhóm Sáng Tạo của đám Mai Thảo, nói về cái fact th́ nó không tạo được ảnh hưởng cho bằng Tự Lực Văn Đoàn đă tạo.”

Trần Nghi Hoàng gật:

“Tôi đồng ư. Và lư do tại sao? Chính bởi tài năng trong nhóm Sáng Tạo không có nhiều như đă có trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn.”

Tôi mỉm cười, góp ư:

“Mọi người đă biết nói tới điều một trăm năm sau người ta mới định giá rơ được cái độ cao thấp chênh lệch của từng cá nhân trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, của Nam Cao, hay của nhóm Sáng Tạo ra sao th́ hà cớ ǵ ngay lúc này đang c̣n sống mà ḿnh phải đi t́m bè phái? Cứ hăy đợi 100 năm sau độc giả đọc ḿnh, người ta tự định giá. C̣n bây giờ con đường ḿnh đă chọn đi th́ cứ tiếp tục bước, đâu cần phải theo đường người khác vạch sẵn.”

Vẻ nhột nhạt bỗng hiện lên mặt, Văn Thanh lên tiếng:

“Nhưng có ai đi kiếm bè phái đâu?”

Tôi đột nói:

“Chính anh!”

Trần Quảng Nam bật tiếng cười hề hề, điệu rất khoái trá. Văn Thanh ngẩn ra:

“Tôi ấy à? Tôi đâu có kiếm bè phái. Tôi viết theo cái kiểu riêng của tôi mà?”

Trần Quảng Nam tiếp theo lời Văn Thanh, vẫn trong tiếng cười hề hề:

“Ông Văn Thanh phải vỗ ngực mà nói thế này: ‘Tôi đi kiếm bè phái th́ đă làm sao?’”

Tôi gật:

“Phải, chính anh! Anh nhớ lại đi, hai ba lần anh hỏi tôi nên đưa bài cho Văn Uyển hay Thế Kỷ 21 đăng? Hỏi tức là đă có câu trả lời. V́ vậy tôi đáp giùm, bảo anh nên gửi bài cho Thế Kỷ 21. Đó là cái ổ chuyên bốc thơm lẫn nhau. Nếu anh được họ nhận bài, anh sẽ nổi tiếng rất lẹ, dù rằng tiếng hăo để anh có thể lấy đó mà ghi vào tiểu sử rằng ‘đă từng hợp tác với Thế Kỷ 21’ này kia các thứ. Nói thiệt, tôi nhận xét thấy anh cứ ưa chạy ṿng ngoài để kiếm cái tiếng hơi nhiều, tôi nản giùm cho anh quá.”

Đằng Sơn biện hộ:

“Ông này mà có kiếm bè phái là do tôi gây ra. Bởi tôi chủ trương truyện của ổng nên được Thế Kỷ 21 đăng nên mới vồ tác phẩm của ổng mà đưa cho Thế Kỷ 21.”

Tôi cười nhẹ:

“Có lần tôi nghe Nguyễn Ư Thuần kể rằng, hồi ở VN, anh ta được tờ Tuổi Ngọc của Duyên Anh đăng cho một cái truyện ǵ đó nên đă lặn lội từ Nha Trang vô Sàig̣n, thập tḥ đi tới đi lui măi trước cửa ṭa soạn Tuổi Ngọc, chỉ mong diện kiến Duyên Anh. Chừng thấy được Duyên Anh từ xa, anh ta cũng chẳng dám đến gặp nhưng trong ḷng rất thỏa măn, sau đó đáp xe về Nha Trang. Tôi nghe chuyện Thuần kể mà ớn!”

Đằng Sơn nhún vai:

“Tôi th́ thấy chuyện đó cũng thường.”

Tôi nói nghiêm trang:

“Đúng! Thường với những con người tầm thường, c̣n bất thường với những con người có bản sắc. Tôi nói thật, trong đời tôi, với kẻ khác, tôi phục th́ có phục nhưng không phải v́ cái phục đó mà tôi run rẩy khúm núm trước mặt họ. Hai thái độ khác nhau xa. Đối với tôi, anh ‘ngon’ thật, anh hơn tôi rất nhiều và v́ lẽ đó mà tôi phục anh, nhưng tôi sẽ không bao giờ tỏ ra khúm núm trước mặt anh.

Trần Quảng Nam không cười nữa, đưa ra nhận định:

“Nếu ḿnh gặp được người nào cho ḿnh phục đến độ run rẩy khi diện kiến tức là ḿnh c̣n may mắn. Bây giờ mà nếu tôi gặp ông Vơ Đại Tôn, được bắt tay với ổng một cái, tôi cũng cảm động lắm chứ.”

Khuôn mặt Trần Nghi Hoàng đâm có nét bất ngờ tức bực. Chàng quay sang nói với tôi:

“Cái bất hạnh của đời em là em không hề biết phục ai. Đúng như Trần Quảng Nam nói, nếu ḿnh gặp một người nào cho ḿnh phục tới mức run rẩy th́ là một hạnh phúc, em đồng ư chứ?”

Tôi thản nhiên:

“Đồng ư trên vị thế của tất cả mọi người, trừ ra trên vị thế của riêng em. Tuy nhiên nếu nói như bố rằng đời em không có hạnh phúc v́ không gặp ai cho em phục th́ hoàn toàn sai. Em cũng biết phục nhiều người chứ, nếu không, tại sao em lại phải g̣ lưng ngồi viết bộ Tài Hoa Mệnh Bạc một cách say mê như thế? Bố là chồng em, hẳn cũng biết với bộ ấy, tim óc em bỏ ra nhiều đền cỡ nào? Điều đó nói lên sự ǵ?”

Trần Quảng Nam phát biểu:

“Tôi yêu nhạc Phạm Duy có thể giống như tôi yêu một thằng ăn mày đi ngoài đường, bởi v́ nhạc Phạm Duy hay thằng ăn mày đó đều có thể làm cho tôi cảm xúc và tôi yêu chứ chẳng có ǵ lạ. Tôi nói thiệt, một gịng nhạc nho nhỏ vất đi của Mozart c̣n hay bằng ngàn lần bài nhạc của Phạm Duy, nhưng không phải v́ vậy mà tôi quên đi những cái Phạm Duy có.”

Đằng Sơn gật:

“Điều ǵ hay th́ nó vẫn là hay, ḿnh không thể phủ nhận. Tôi th́ chỉ mong t́m thằng vĩ đại hơn tôi mà chưa t́m ra.”

Trần Nghi Hoàng mai mỉa:

“Ông Đằng Sơn phải tự hỏi là tŕnh độ ông cỡ nào để có thể thẩm định nổi cái vĩ đại hay không của người khác. Hay anh nào th́ ông cũng cho là vĩ đại như lối nói từ trước đến giờ của ông? Cái đó mới là kẹt. Riêng tôi thấy ông là người đă thất bại trên nhiều mặt, Xưa nay ông viết nhiều loại mà loại nào cũng thất bại. Từ thi ca đến lư luận chính trị, từ nhận định văn học đến bói toán tử vi, mặt nào ông cũng ôm đồm mà làm không tới. C̣n tŕnh độ thẩm thấu nghệ thuật văn chương của ông lại chỉ nằm ở hạng B, C.”

Tôi nh́n Đằng Sơn, thấy nét quạu quọ trên mặt anh năy giờ dường như tăng trưởng. Anh la lớn:

“Ừ, vậy mà tôi lại thấy tôi vĩ đại hơn Trần Nghi Hoàng chứ!”

Trần Nghi Hoàng nhún vai cười khẩy.

 

Tôi đứng lên lấy thêm rượu trong tủ bỏ ra chiếu rượu, nghe tiếng Trần Quảng Nam hỏi:

“Cuốn sách của anh Văn Thanh định ngày nào tổ chức buổi ra mắt?”

Văn Thanh đáp:

“Ngày dự định là 14/1/1995, trước Tết Nguyên Đán hai tuần. Tôi chỉ e ngày đó người ta bận lo Tết hay đi hội chợ Tết nên không đến.”

Trần Nghi Hoàng đề nghị:

“Nếu anh Văn Thanh muốn buổi ấy thành công, anh phải đi một cái quảng cáo thế này: ‘Đây là buổi ra mắt sách duy nhất mà trong phần tŕnh diễn sẽ có vũ sexy!’ Quảng cáo đại, khách tới hỏi, ḿnh bảo chỉ là quảng cáo.”

Vừa ngồi xuống chiếu rượu, tôi thấy Văn Thanh nhăn mũi, điệu khinh bỉ:

“Cái loại mê xem vũ sexy th́ đâu biết đọc sách.”

Trần Nghi Hoàng gật:

“Vậy anh đừng lo. Giới thích đi hội chợ chưa chắc ǵ đă thích có mặt trong các buổi ra mắt sách.”

Tôi góp ư:

“Nếu tôi là anh Văn Thanh, tôi sẽ đi cái quảng cáo thế này: ‘Lần đầu tiên trong làng văn học tại Mỹ, một nhà văn Cộng Sản Bắc Việt cho ra mắt sách’.”

Văn Thanh la to:

“Viết thế để chúng nó tới đốt nhà tôi à?”

Tôi cười:

“Hóa ra anh cũng biết sợ?”

Đến lượt Trần Quảng Nam:

“Bây giờ tôi viết giùm anh cái quảng cáo thế này: ‘Muốn biết về tâm tư người dân Miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản, đọc Dương Thu Hương? Đọc Nguyễn Huy Thiệp? Đọc Lưu Quang Vũ?’ Xong ở dưới ḿnh đề: ‘Không! Phải đọc Văn Thanh, trái bom nguyên tử trong làng văn hải ngoại.’

Văn Thanh gật gù:

“Ừ, được! Hay!”

Và quay sang Đằng Sơn, anh hỏi:

“C̣n ư kiến ông Đằng Sơn thế nào?”

Đằng Sơn nhún vai:

“Tôi đếch có ư kiến.”

Tôi nh́n ra sự “bất hợp tác” của Đằng Sơn đêm nay, khác thường hơn mọi buổi trước đó.

Tôi nói với Văn Thanh:

“Đề nghị của Trần Quảng Nam được nhưng không mạnh lắm, bởi v́ dân văn nghệ Sàig̣n cũng có thể ngồi một chỗ mà tưởng tượng để viết ra những chuyện miền Bắc, chẳng cứ ǵ anh Văn Thanh. Nhưng mà anh có dám đăng lên báo câu tự nhận ḿnh là nhà văn Miền Bắc không?”

Văn Thanh hoan hỉ:

“Đăng chứ sao không?”

Trần Nghi Hoàng cười:

“Đừng lo! Cùng lắm là tụi nó cho một đống phân như tụi này vừa nhận vài ngày trước. Các ông biết, tôi đi từ trên lầu xuống mở cửa tiệm sách, vừa bước vào nghe một cái bạch, ngó xuống ngửi thấy mùi. Ác một cái là lại trét vào giữa các khe cửa, tức là có sự căm hờn và chủ tâm trong đó. Mà chuyện này chúng nó chơi lần thứ ba rồi.”

Đằng Sơn vụt cười hô hố:

“Tôi mà là Trần Nghi Hoàng th́ sẽ chở vợ con đi Las Vegas ngay!”

Trần Quảng Nam phụ họa:

“Sau đó ḿnh về sẽ đăng báo thế này: ‘Quư vị nào đă tặng cho tôi đống phân ngay trước cửa tiệm sách Văn Uyển ngày đó, nhờ vậy mà tôi thắng một chầu bài lớn, xin mời đến để chúng tôi hậu tạ!’”

Giọng Trần Nghi Hoàng:

“Cuốn sách của Văn Thanh mà nếu biết cách quảng cáo th́ sẽ ăn lắm: ‘Văn Thanh, ông là ai? Người đă được sinh ra và lớn lên ở miền Bắc Cộng Sản, sang Mỹ 14 năm và đă trở về với những liên hệ cũ để viết những kư sự thật về dân miền Bắc.’ Nhiêu đó đủ thấy ăn.”

Văn Thanh cải chính:

“Trước kia, thật sự tôi chưa có viết, bây giờ mới lên tiếng. Bên kia bọn chúng nó chơi cái văn bản gửi qua Mỹ, nó bảo tôi nếu về VN th́ nó sẽ bắt. Nhưng tôi cố gắng viết nhiều hơn nữa (cao giọng), chẳng bắt chó ǵ cả!”

Trần Nghi Hoàng thản nhiên:

“Nó bắt th́ ông nổi tiếng.”

Văn Thanh đồng ư:

“Đúng! Nổi tiếng như bác sĩ Bùi Duy Tâm ấy.”

Trần Nghi Hoàng la lên:

“Không, nổi tiếng như Dương Thu Hương chứ nổi tiếng như Bùi Duy Tâm là tiếng con heo! Tưởng ông muốn sao chứ muốn nổi tiếng như Bùi Duy Tâm th́ ông tệ quá. Tôi không ngờ lại có một thằng bạn tệ như ông vậy.”

Giọng dịu hơn, Trần Nghi Hoàng tiếp:

“Dương Thu Hương qua Pháp làm nhiều pha đẹp quá, bả trả lời nhiều câu rất hay.”

Văn Thanh vẻ ba hoa:

“Tôi định phang cho Dương Thu Hương một bài v́ một câu nói của bà ấy.”

Tôi hỏi:

“Câu ǵ?”

Văn Thanh đáp:

“Tụi báo chí Pháp hỏi: Khi bà bị cầm tù, giới văn nghệ sĩ Miền Bắc có giúp đỡ ǵ cho bà không?’ Dương Thu Hương mới trả lời: ‘Cái bọn văn nghệ sĩ bên đó làm ǵ có đủ tư cách để giúp đỡ tôi?’”

Trần Nghi Hoàng biện hộ:

 “Với trường hợp Dương Thu Hương th́ bả có quyền nói câu đó”.

 Văn Thanh giơ tay:

“Vơ đũa cả nắm như vậy đụng chạm quá. C̣n biết bao người quư Dương Thu Hương, tại sao lại nói thế? Trong khi ông Kim Lân ông ấy bảo ít nhất c̣n một người như tôi đây không đi theo địch. Đấy là mới chỉ ít nhất.”

Trần Nghi Hoàng vẻ phân trần:

“Câu nói của ông Kim Lân th́ tôi không được biết. Nhưng Dương Thu Hương sẽ trở về VN mà?”

Văn Thanh nhận định:

“Nội nguyên cái tư cách đủ cho thấy là Dương Thu Hương dở. Pháp nó mời một tiếng, bà ấy nhận lời ngay, đi chung trong phái đoàn Cộng Sản gồm 15 người. C̣n Hoàng Cầm ba lần đưa giấy mời, không nhận, lần thứ tư Hoàng Cầm bảo: ‘Một là mời một ḿnh tôi, hai là danh sách phái đoàn phải do tự tôi chọn.’ Cuối cùng Hoàng Cầm ở lại. Khi biết tin đó, tôi bảo Hoàng Cầm: ‘Anh cứ đi đi, sang đây anh giở quẻ sau.’”

Trần Nghi Hoàng la lên:

“Không. Nếu mà Hoàng Cầm chạy cú đó là dở, tiếng tăm mất hết. Thà rằng Hoàng Cầm ở lại VN.”

Văn Thanh phủ nhận:

“Ổng sang đây mới phang Cộng Sản chứ?”

Trần Nghi Hoàng lắc đầu

“Không, sang đây ổng sẽ không phang được ǵ hết. Cũng như Dương Thu Hương, nếu sau những lời tuyên bố như vậy mà chị ta ở lại Pháp th́ coi như vất đi tất cả. Nhưng khi báo chí Pháp hỏi th́ chỉ vẫn nói đúng ngày đó giờ đó chỉ về.”

Cả Trần Quảng Nam và Đằng Sơn cùng lên tiếng:

“Tôi nghĩ Dương Thu Hương sẽ trở về.”

Trần Nghi Hoàng phát biểu:

“Hoàng Cầm nếu ở lại trong nước th́ ngon, chứ qua đây th́ hỏng.”

Trần Quảng Nam phụ họa:

“Ổng qua đây có làm ǵ được đâu? Mà Dương Thu Hương qua đây cũng chẳng làm ǵ được hết.”

*

* *

Văn Thanh vỗ vai Trần Nghi Hoàng:

“Này, Khánh Trường vừa viết một bài về HO dă man lắm. Đưa sang Sàig̣n, báo Tuổi Trẻ nó đi liền 8 số, mượn bài đó để chửi lại không những anh em HO mà c̣n tất cả các cộng đồng hải ngoại.”

Trần Nghi Hoàng gật:

“Tôi biết. Cái câu mà tờ Tuổi Trẻ khai thác là do một anh Thượng Nghị sĩ Mỹ nói, Khánh Trường nó xài lại. Cái sơ hở của Khánh Trường ở chỗ, có một thời gian tờ Hợp Lưu bị chửi là thân Cộng, nó hoảng nên la làng lên rằng nó từng là thằng Nhảy Dù, trong người con ghim một miểng đạn của Việt Cộng nên nó thù Cộng Sản và không có lư do ǵ để theo Cộng Sản. Nhưng mà cái cung cách nó điều hành tờ Hợp Lưu và nhất là qua bài viết anh vừa nói đó, th́ thấy rơ ràng là nó đang muốn xin job của Việt Cộng.”

Trần Quảng Nam chữa:

Lấy điểm với Việt Cộng.”

Giọng Trần Nghi Hoàng:

“Đó, cái nh́n rốt ráo về việc ấy là thế. Cũng như tên Đỗ Khiêm vẫn có thơ đăng trên Văn Uyển, nó đang làm công việc bán gị chả cho VN, làm business với VN, đột nhiên bị cấm không cho nhập cảnh VN nữa. Nó bèn viết một lá thư gửi cho Trần Hoàn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ VN, đăng công khai trên báo ở Mỹ, trong có một câu đại khái thế này: ‘Tôi không có lỗi ǵ với nhà nước CSVN hết. Cái lỗi duy nhất nếu có chỉ là vào năm 1974 tôi đă lỡ đi lính VNCH vài tháng. Và để chuộc lỗi th́ tôi đă đào ngũ rồi. Đọc câu đó, tôi thấy khinh bỉ nó quá chừng và chắc là cũng sẽ có thái độ với nó theo chuyện này.”

Trần Quảng Nam gật gù:

“Ừ, hèn thật!”

Văn Thanh bày tỏ:

“Vấn đề không phải cá nhân mà nguy hiểm chính ở chỗ, báo Tuổi Trẻ Sàig̣n nó đăng bài đó ngay thời điểm Khánh Trường về nước, gây cho anh em văn nghệ trong nước sự hiểu nhầm rằng Khánh Trường và tờ Hợp Lưu mới là đại diện cho văn học hải ngoại.”

Trần Nghi Hoàng cao giọng:

“Anh Văn Thanh ở với Cộng Sản lâu năm mà không hiểu ǵ hết về chính quyền của nó. Cộng Sản không hiểu nhầm, mà là nó muốn hiểu như vậy. Nó hiểu rốt ráo rằng Khánh Trường chẳng là cái ǵ ở hải ngoại hết, nhưng vẫn cố t́nh xem tờ Hợp Lưu của Khánh Trường đại diện cho văn học hải ngoại.”

Văn Thanh la to:

“Anh em văn nghệ trong nước gần như bị bịt mắt hết. Tôi về VN, tôi đến hội nhà văn chơi, nghe anh em bảo: ‘Cả hải ngoại chỉ có mỗi Hợp Lưu và Văn Học.’ Tôi mới la lên: ‘Thế th́ chết! Ai bảo hải ngoại chỉ có mỗi Hợp Lưu và Văn Học? Hóa ra nguyên cái giới văn học miền Nam vứt đi hết cả sao?’”

Trần Nghi Hoàng cười:

“Này Văn Thanh, ông đọc Một Truyện Dài Không Có Tên thấy có một đoạn Bông Giấy đă giải tỏa về vấn đề này rồi: ‘Khánh Trường nhận tiền của ai để làm tờ Hợp Lưu? Của Đoàn Văn Toại? Tiền Toại là tiền của ai? Của Mỹ? Toại bỏ tiền của Mỹ ra cho Khánh Trường làm báo, chứng tỏ điều ǵ? Chính là một cái thử nghiệm của Mỹ. Vậy Khánh Trường là ai? Là cái tên viết một cuốn dâm thư và nhận tiền của Mỹ để làm báo.’ Hỏi xem một anh chàng tư cách cỡ Khánh Trường có xứng đáng để nói chuyện đất nước không? Khẳng định không! Như vậy bài viết của nó vô giá trị, anh cần ǵ để ư?”

Giọng Trần Quảng Nam:

“Bài đó Khánh Trường viết truớc khi về nước.”

Trần Nghi Hoàng tiếp ngay:

“Cũng rất lâu sau khi nhận tiền Đoàn Văn Toại. Nhưng who knows Khánh Trường c̣n nhận tiền những ai nữa?”

Và Trần Nghi Hoàng kể:

“Thoạt tiên vào năm 1990, Đoàn Văn Toại tới deal với tôi. Nó đề nghị: ‘Trên tờ Văn Uyển của toa, moa chỉ cần đăng ba bài, khoảng 50 trang.’ Mà lúc đó Văn Uyển mỗi kỳ ra chừng 150 trang. Tôi đáp: Mỗi số tôi nhận cho anh ba bài, nhưng anh phải đưa cho tôi 700 đô và tôi phải đọc trước ba bài đó.’ Tôi cũng nói với Toại là bây giờ ngay cả Đỗ Mười hay Nguyễn Văn Linh đưa tiền cậy đăng, tôi cũng nhận, nhưng với điều kiện khác hơn là mấy ổng phải làm một tờ báo trong nước để anh em hải ngoại gửi bài về đăng, không được bỏ chữ nào hết. Phần tôi cũng không bỏ chữ nào của mấy ổng trên tờ Văn Uyển. Mấy ổng có quyền tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản với người Việt hải ngoại, tụi tôi cũng có quyển viết những cái ǵ ở ngoài này cho người trong nước đọc. Đó là cái game công bằng, mấy ổng dám chơi th́ tôi chơi. Toại nghe vậy, không chịu, rút đi deal với Khánh Trường (Chuyển điệu cực kỳ khinh bỉ) mà một tên như Khánh Trường th́ với 10 ngàn đô Toại đưa, bảo đăng ǵ mà nó chẳng đăng? Khánh Trường nhận tiền xong, trên tờ Hợp Lưu thấy xuất hiện tên anh chàng nắm về chính trị là Đỗ Hữu Tài. Mà Đỗ Hữu Tài là ai? Con ruột Tướng Đỗ Mậu thời Đệ II Cộng Ḥa. Trong khi Đỗ Mậu lại rất thân với Toại.”

Trần Nghi Hoàng cười mũi:

“Cái tṛ lập lờ đánh lận con đen chính trị hai chiều của mấy ảnh chỉ lừa được độc giả nào ít suy nghĩ chứ c̣n tôi, làm sao qua mặt được tôi?”

*

* *

Trần Quảng Nam lên tiếng thắc mắc:

“Hoàng Hải Thủy qua Mỹ lâu rồi mà đâu thấy viết lách ǵ nữa?”

Đằng Sơn la:

“C̣n, nhưng ít và dở lắm.”

Trần Nghi Hoàng xác nhận:

“Đúng! Mới đây, tôi có nghe trên đài phát thanh những câu trả lời của Hoàng Hải Thủy trong một cuộc phỏng vấn, chỉ một đoạn thôi là tôi tắt máy liền. Tôi nghĩ: ‘Rồi! Beng! Cũng lại một trường hợp Phan Nhật Nam khác.’ Tức là ổng bảo như vầy: ‘Chúng tôi qua đây với một cái ḷng căm hờn v́ ở tù lâu quá. Quư vị đi trước chúng tôi, quư vị không hiểu những điều ấy đâu…’ Đại khái ổng nói toàn nhưng câu cắc bụp, tôi thấy chẳng có ǵ lạ so với những anh HO b́nh thường khác.”

Nét nghi ngờ hiện lên mặt Đằng Sơn:

“Có lẽ ổng nghĩ vậy thật?”

Trần Nghi Hoàng gật:

“Đồng ư! Nhưng thế cũng xong.”

Trần Quảng Nam bày tỏ:

“Nhưng mà không căm hờn sao được? Nếu tôi ở tù như Phan Nhật Nam th́ tôi sẽ cần đến 10 năm mới giải tỏa được cái ḷng căm hờn tụi Cộng Sản. Bởi v́ nhiều khi cái sự căm hờn đó nó không phát sinh trực tiếp từ kẻ thù của ḿnh, mà căm thù từ con gián con kiến con rận căm đi. Cái kiểu như khi ḿnh nh́n bầu trời xám xịt, nh́n một cái đường mương, ḿnh thấy ngay một gịng sông.”

Trần Nghi Hoàng cao giọng:

“Đồng ư điều Nam nói nếu như đặt các ông Hoàng Hải Thủy, Phan Nhật Nam trong trường hợp giống như tất cả các anh em HO nào qua Mỹ. Nhưng nếu mấy ảnh tự xưng ḿnh là người vĩ đại th́ không nên có ḷng căm thù. Dostoievski và rất nhiều nhà văn cũng từng ở tù. C̣n Soljenitsyne khi viết cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denissovitch, ông ta chỉ cho chàng nhân vật chính nói về cuộc đời tù ngục của hắn chứ không nói đến ḷng căm thù. Bây giờ ông ta trở về Nga vẫn oanh liệt như thường, ổng đứng ngay trên đất nước ổng mà chửi.”

Tôi đưa ra câu hỏi:

“Nếu bây giờ giả tỷ Cộng Sản thua và Quốc Gia thắng th́ liệu ḿnh có làm như Cộng Sản không?”

Trần Quảng Nam đáp ngay:

“Tôi nghĩ ḿnh sẽ không làm.”

Đằng Sơn phụ họa:

“Tôi cũng nghĩ ḿnh sẽ không làm.”

Tôi cười:

“C̣n tôi tin rằng có. Đây nè, chừng vài năm trước, khi Sàig̣n Nhỏ đăng cái truyện ngắn Món Quà Cho Người Tù Cải Tạo của tôi th́ nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh có điện thoại đến tôi, ca ngợi truyện ấy. Ổng nói rằng tôi là một tác giả can đảm. Và thêm: Tôi muốn chia sẻ với cô cảm nghĩ rằng, nếu Quốc Gia thắng e c̣n làm quá hơn Cộng Sản.’ Ổng kể trước khi thua trận, chính phủ Miền Nam cũng đă có lập ra những trại giam tù binh Cộng Sản với những màn tra tấn rất tàn ác.”

Giọng Trần Quảng Nam:

“Tôi th́ thấy các trại tù Cộng Sản ác hơn. Ḿnh là phía Quốc Gia mà bênh Quốc Gia, hóa nhà quê. Nhưng lịch sử đă chứng minh điều ấy.”

Văn Thanh xen vào:

“Cái tay Quốc Gia thắng Cộng Sản xong, chia tù binh làm hai loại: ai đồng ư phản hồi th́ chiêu hồi cho ở lại miền Nam, ai không đồng ư th́ bắt ở tù. C̣n bây giờ lính Quốc Gia thua trận, gần như Cộng Sản chiêu hồi được cả rồi mà tại sao c̣n đối xử tệ với người ta?”

Trần Nghi Hoàng nhận định:

“Trước tháng 4/1975, chế độ cai trị của miền Nam không khủng khiếp bằng ở miền Bắc (Văn Thanh cắt ngang: “Cái đó đúng!”), nhưng bây giờ nếu phía bên mấy ông VNCH thắng, tôi tin chế độ tù ngục sẽ khủng khiếp gấp trăm lần phe kia.”

Đằng Sơn la lớn:

“Trên khía cạnh chính trị lại là vấn đề khác nữa. Ở VN, anh làm chuyện vớ vẩn mà nó kết anh th́ anh vẫn bị bắt như thường. Con người ta ai cũng tàn nhẫn.”

Trần Nghi Hoàng tiếp:

“Đừng nói chi xa, dưới chế độ ông Diệm, biết bao người bị bắt oan v́ hai chữ chính trị mà ông ấy nghi ngờ. C̣n miền Bắc, tôi có đọc một tin trên báo Cộng Sản thế này: ‘Một thằng nhỏ 7 tuổi đi qua một chỗ, có lá cờ Cộng Sản đứt giây rơi xuống đất, nó lỡ đạp chân lên lá cờ, vậy mà phải bị tù 20 năm. Tới năm 27 tuổi ra tù, nó kiếm cách ở lại trong tù. Tại sao? Bởi v́ từ năm 7 tuổi tới năm 27 tuổi nó đă quen cuộc sống nhà tù rồi.’ Thành ra muốn nói ǵ, ḿnh phải nói cho rơ.”

Tôi phát biểu:

“Sau một trận chiến phải có bên thắng bên thua. Vấn đề không đặt ra ở cái đại thể, mà tôi chỉ xin hỏi một câu rằng, những người bị rơi vào hoàn cảnh ‘một bên thua’ ấy có nên giữ măi trong ḷng sự căm thù hay không?”

Trần Nghi Hoàng khoát tay:

“Thay v́ trả lời câu hỏi của vợ tôi, tôi xin nói, nếu mà mấy ông HO giữ ḷng căm thù Cộng Sản th́ c̣n có thể hiểu. Nhưng với những người đă biết cầm cây viết viết rồi như các ông Hoàng Hải Thủy, Phan Nhật Nam th́ sao? Ông Hoàng Hải Thủy khi c̣n trong nước, có viết một truyện ngắn rất hay tựa đề Nếu Anh Trương Chi Đẹp Trai. Tôi thích chuyện ấy lắm dù cả đời Hoàng Hải Thủy không xứng đáng được gọi là nhà văn với các phóng tác phỏng từ các truyện ngoại quốc. Nhưng mà khi ổng qua đây, đọc vài bài tạp kư trên nhiều tờ báo ông ta viết, chửi Cộng Sản một cách rất rẻ tiền tục tĩu, mới đây lại được nghe câu trả lời của ông ta trong một cuộc phỏng vấn của một đài phát thanh ở San Jose, tôi thấy vất đi hết.”

Đằng Sơn mai mỉa:

“Cái chuyện ông không thích ổng cũng chỉ là t́nh cảm riêng ông, ông nghĩ ổng phải như vậy mà ổng không như vậy nên không thích ổng nữa.”

Trần Nghi Hoàng lắc đầu:

“Không, trước kia tôi thích truyện ấy lắm chứ.”

Tôi giơ tay lên:

“Tôi xin kể các bạn nghe chuyện này. Vừa rồi tụi tôi đi xuống Santa Ana, ghé nhà Trần Ngọc ngủ. Có một cậu ở chung nhà, biết tôi là dân Quốc Gia Âm Nhạc Sàig̣n cũ nên hỏi: ‘Chị có đă nghe Đặng Thái Sơn đàn chưa? Tôi nói là đă được nghe Đặng Thái Sơn đàn một lần ở Liège, Belgique năm 1984 rồi. Và tôi thêm: Bữa đó, chị tiếc một điều rằng nguyên cả khán trường chỉ một ḿnh chị là người VN, c̣n th́ toàn tụi Tây, tụi Bỉ.’ Cậu kia hỏi: ‘Sao lạ vậy?’ Tôi đáp: ‘Là bởi trước giờ tŕnh diễn, có một nhóm chống Cộng cực đoan do con trai kư giả Nguyễn Ang Ca cầm đầu, chận từng người khách VN ngay từ ngoài parking, rỉ tai rằng nếu vào nghe Đặng Thái Sơn đàn, ra sẽ thấy bánh xe bị x́ lốp hay bể kiếng. Bên các nước Âu Châu nói chung, tinh thần chống Cộng của người VN lưu vong rất quá khích đến thành như tàn bạo. Chị đă từng chứng kiến tận mắt tại một quán ăn VN ở Paris, một bà già bất lực nh́n đứa con trai ḿnh bị ngay một đám chống Cộng cực đoan đánh ḅ lê ḅ càng, máu đầu máu mũi văi ra tung tóe sau khi hai mẹ con vừa rời khỏi hội trường hát tuồng cải lương Đời Cô Lựu của đoàn văn công Cộng Sản VN lúc ấy đang sang tŕnh diễn ở các nước Âu Châu. Tụi cảnh sát Tây khi thấy các đám đánh nhau có đầu tóc màu đen th́ ít khi chịu nhúng mũi vào can thiệp. Bữa tŕnh diễn của Đặng Thái Sơn, chẳng người VN nào dám vô nghe hết. Chị đang đi với một anh bạn Tây, cũng bị rỉ tai, nhưng không sợ. V́ vậy mới được nghe Đặng Thái Sơn đàn.Rồi tôi nói với cậu kia: ‘Chị thấy tội cho Đặng Thái Sơn th́ ít nhưng tiếc cho người VN trong chuyện này th́ nhiều. Đặng Thái Sơn lỡ sinh ra trong miền Bắc nên bị mang tiếng là Cộng Sản. Các cuộc tŕnh diễn của anh ta trong cộng đồng VN Âu châu đều bị cô lập. Trong khi tụi Tây Phương tỏ ra kính trọng Sơn, ḿnh là người cùng chủng tộc với anh ta không biết hănh diện trước cái vinh dự anh ta mang lại cho dân tộc th́ chớ, lại c̣n tẩy chay anh ta bằng những thái độ rất côn đồ quá khích, chỉ tổ cho tụi Tây nó cười’.”

Tôi kể tiếp giữa chiếu rượu:

“Khi ấy Trần Ngọc nói chơ vào câu chuyện giữa tôi và cậu nhỏ, giọng tức giận chưa từng thấy trước đó: ‘Bông Giấy sao cứ hay bênh vực mấy thằng Cộng Sản? Tại sao em không nghĩ những con người quá khích kia căm thù Cộng Sản v́ cha anh họ đă bị giết chết dưới bàn tay Cộng Sản?’ Tôi đáp lời Trần Ngọc: ‘Nếu gọi căm thù th́ không phải riêng đám người quá khích kia thôi mà đến 70 triệu dân chúng cả hai miền Nam Bắc đều căm thù chế độ Cộng Sản. Luôn Đặng Thái Sơn, biết đâu ngay chính trong ḷng anh ta cũng có niềm căm thù ấy? Đâu phải chỉ riêng dân miền Nam, mà cả dân miền Bắc cũng phải trải qua biết bao điêu linh thống khổ. Bây giờ thử nêu ra xem có gia đ́nh nào trong hai miền lại không có con đi lính và tử thương trong trận chiến kéo dài suốt một phần tư thế kỷ? Tại sao ḿnh chỉ biết cái phần của ḿnh mà chẳng nghĩ giùm cho cái phần người khác cũng bị đau thương chẳng kém ǵ ḿnh?”

 

Mọi người ngồi im trong một lúc lâu.

Măi sau, Trần Nghi Hoàng nói:

“Tôi tiếp lời vợ tôi: Nam Dương có một nhà văn bị tù cả đời v́ viết chống chế độ độc tài xứ ấy. Vào tù, ảnh vẫn ra rả chửi, chẳng sợ thằng quản tù nào hết. C̣n Phan Nhật Nam hay Hoàng Hải Thủy, ở trong tù Cộng Sản th́ ráng ngoan ngoăn học tập tốt, sao cho vừa ḷng cán bộ. Ra tù rồi cũng chưa chịu chửi. Phải đợi qua đến Mỹ, chẳng có thằng Cộng Sản nào đi theo sau đít ŕnh ṃ từng chút mới dám tuyên bố tuyên mẹ những câu thúi um, khiến đồng bào hải ngoại càng thấy rơ hơn thái độ hèn nhát của các ảnh. Cái point tôi muốn nhấn mạnh là: Nếu anh là tên cầm viết, anh ngon, anh đứng ngay trong nước chửi Cộng Sản mới gọi là ngon.”

Đằng Sơn la lớn:

“Chửi trong nước để nó túm ngay tại chỗ à?”

Trần Nghi Hoàng cũng la lớn:

“Vậy th́ ra ngoài nước chửi với đồng bào, đâu có ǵ ích lợi?”

Một bên vai Trần Quảng Nam hơi nhún cao:

“Đó! Cái dở là ở chỗ không có thằng nào đủ anh hùng để có thể dám về VN mà chửi Cộng Sản”. (Cười hề hề).

Trần Nghi Hoàng kể:

“Hồi trước tôi có quen một anh tên Nguyễn Hữu Chỉnh cũng ở tại San Jose. Năm 1986 có phong trào chống du lịch VN rầm rộ lắm. Một bữa, anh này đi ngang qua một đám đông đang dàn chào trước cửa tiệm vàng Nhan Thành ở khu down-town, ảnh dừng lại, đứng chống nạnh, mặt kên kên mà nói: ‘Ngon th́ về VN mà chống đi! Đứng đây biểu t́nh, có thằng Cộng Sản nào ở VN bị đứt một sợi lông dái không hả?’ Bữa đó tôi cũng đi ngang, thấy sợ giùm cho ảnh. Mấy anh biểu t́nh kia đứng sừng sừng nh́n ảnh. Ảnh sấn sấn lại, la to: ‘Nè đánh đi! Đánh đi! Cảnh sát kia ḱa!’ Và ảnh giơ tay chỉ vào đám cảnh sát Mỹ đang giữ trật tự cho cuộc biểu t́nh.”

Trần Nghi Hoàng tiếp:

“Thật ra mấy ông như Phan Nhật Nam, Hoàng Hải Thủy qua đây mà đừng có nói ḿnh ngon thế này thế khác, chỉ sống b́nh thường như mấy ông HO, hoặc chịu im hơi lặng tiếng như cái ông Thanh Tâm Tuyền, hay tệ hơn là như anh chàng Tô Thùy Yên chỉ muốn show off ḿnh là nhà thơ để dễ bề cua gái th́ tôi không có ǵ thắc mắc. Đàng này mấy ổng tuyên bố vung vít, lời nói không cần đóng thuế, tôi cho thái độ đó là dở. Ḿnh đă nói ḿnh ngon th́ nhiều khi phải tự mua lấy cho ḿnh cái chết. Người ta không ai đợi anh làm thánh tử đạo hết bởi anh có tử đạo hay không chẳng ích lợi ǵ cho ai. Vấn đề anh đă nói anh ngon th́ anh phải ngon thiệt. Vậy thôi!”

Văn Thanh nhắc lại:

“Dân miền Bắc gọi Phan Nhật Nam là anh hùng đấy.”

Trần Quảng Nam lắc đầu:

“Tôi th́ thấy Phan Nhật Nam chỉ là người viết bút kư hay chứ đâu có ǵ anh hùng?”

Giọng Trần Nghi Hoàng rơ ràng khinh bỉ:

“Thật ra tôi thấy mấy anh Phan Nhật Nam hay Hoàng Hải Thủy chẳng khác nào mấy anh thương phế binh thời cũ.”

Vẻ như muốn làm dịu không khí đang đến hồi gay cấn, Văn Thanh la to:

“Để tôi kể các bạn nghe chuyện này: Ba anh Hoàng Anh Tuấn, Du Tử Lê với Phan Nhật Nam đang ngồi trong một cái quán, chợt thấy hai cô em gái Hoàng Mộng Thu và Hà Cẩm Tú bước vào. Ba anh thích quá. Hoàng Mộng Thu nó mau mồm lắm, nó hỏi: ‘Anh Du Tử Lê về đây chơi có đă đi thăm các văn nghệ sĩ San Jose chưa?’ Du Tử Lê trả lời: ‘Cũng có thăm một số.’ (Văn Thanh cười, điệu thú vị). Hoàng Mộng Thu hỏi tiếp: ‘Thế anh có đă đến thăm vợ chồng anh Trần Nghi Hoàng & Bông Giấy?’ Phan Nhật Nam bèn đứng dậy đá chân Du Tử Lê và Hoàng Anh Tuấn kéo đi. Hoàng Mộng Thu tức quá, mới bảo tôi: Anh cứ ưa ca ngợi mấy người đó nhưng em thấy họ xoàng quá. Vừa nghe tên anh chị Trần Nghi Hoàng & Bông Giấy là đă lo cuốn gói rồi!’”

Trần Quảng Nam hỏi:

“Nhưng mấy anh kia bỏ đi th́ có ǵ làm cho Hoàng Mộng Thu bực? Đứa nào muốn đi cứ để nó đi, muốn ở th́ cho nó ở, thắc mắc làm quái ǵ kia chứ? (Cười, nói thêm) Phan Nhật Nam ở lại th́ ồn quá mà!”

Văn Thanh giải thích:

“Hoàng Mộng Thu bị ê mặt. Nó hỏi tôi. Tôi mới bảo: ‘Tại v́ cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên của Bông Giấy có nhắc đến Du Tử Lê với Phan Nhật Nam nên mấy người đó kỵ nghe tên anh chị Trần Nghi Hoàng & Bông Giấy.’ Hoàng Mộng Thu la lên: ‘Trời ơi, xưa nay có bao giờ em đọc sách đâu mà biết? Em chỉ biết anh Du Tử Lê và anh Trần Nghi Hoàng đều là nhà thơ nên mới hỏi thăm.’”

Văn Thanh cười, tiếp:

“Có lần cũng tại nhà ông bà Trần Nghi Hoàng, gặp ông Trần Ngọc, tôi hỏi ông ấy: ‘Du Tử Lê từng là Đại Úy trong quân đội miền Nam. Mà dân miền Bắc lại rất ca tụng Du Tử Lê v́ các bài thơ ái quốc anh ta viết. Vậy tôi xin hỏi anh, có phải Du Tử Lê đang đánh nước cờ đôi không?’ Ông Trần Ngọc đáp: ‘Thằng đó chẳng có chiều sâu mẹ ǵ. Nó đơn giản lắm. Anh Văn Thanh đừng nghĩ rằng nó sâu tới mức như vậy. Thơ của nó làm, đọc cốt sao cho kêu để cua gái cho dễ, chứ nó mà ái quốc mẹ ǵ! Nó sợ Bông Giấy c̣n hơn sợ Việt Cộng!’”

Trần Nghi Hoàng la lên:

“Đúng! Trần Ngọc có nói với Văn Thanh câu đó. Nội nghe đến cái tên Trần Thị Bông Giấy, Du Tử Lê đủ sợ đến té đái văi phân!”

Văn Thanh cười kh́:

“Té ra Bông Giấy c̣n ghê gớm hơn Việt Cộng nên Du Tử Lê mới sợ.”

Tôi rùn vai, im lặng. Những lời của Trần Ngọc, tôi cũng đă nghe. Nhưng qua giọng kể Văn Thanh lúc này, tôi bỗng nhận thức một cái ư khác thường trong đó. Trước nay Văn Thanh vẫn ra mặt pḥ Du Tử Lê, ai cũng biết. Nên ngay lúc ấy, dù chỉ là thuật lại lời một người khác mà tôi vẫn thấy trong thái độ Văn Thanh một cái nét quỷ quyệt rất đáng ngờ.

Anh quay sang tôi:

“Bây giờ xin phép Bông Giấy cho tôi làm chuyện này.”

Tôi gật:

“Anh cứ nói.”

“Ban năy nghe Bông Giấy bảo là bài viết về Phan Nhật Nam dài 41 trang, thế th́ tôi theo không kịp. Nhưng nếu bà cho phép, tôi sẽ làm một cái truyện ngắn…”

Trần Quảng Nam cắt ngang:

“Phan Nhật Nam mà được chị viết đến 41 trang như vậy th́ sướng quá!”

Văn Thanh tiếp:

“Tôi sẽ dựng chuyện thế này: ‘Tôi rón rén lên cầu thang, nghe Phan Nhật Nam và Bông Giấy đang tṛ chuyện. Giọng Phan Nhật Nam to quá nên câu nào của anh ta, tôi cũng để nguyên văn. C̣n Bông Giấy nói cái ǵ, tôi giả vờ như nghe không rơ. Do đó, tôi sẽ thế vào các câu nói của Bông Giấy bằng một số biểu cảm của riêng ḿnh.’ (Cười h́ h́). Chắc chắn đọc xong truyện của tôi, người ta sẽ thấy Phan Nhật Nam là một anh hùng thật đấy.”

Đằng Sơn vụt la lớn:

“Ông Văn Thanh mà viết truyện ấy, bà Bông Giấy sẽ nện cho ông chết!”

Văn Thanh há hốc mồm, nửa đùa nửa thật:

“Thế ư? Thôi chẳng dại mà viết!”

Tôi cười lạt, thản nhiên:

“Tôi đâu có care. Anh Văn Thanh cứ việc viết đi! Tôi cho phép anh làm điều đó.”

Văn Thanh quay qua Đằng Sơn:

“Đấy, Đằng Sơn nghe rơ chưa?”

*

Từ dưới bếp lên, mang theo một dĩa bánh ḿ bơ đặt vào chiếu rượu xong, tôi hỏi:

“Anh Văn Thanh à, hồi năy h́nh như anh có nói ǵ về chuyện Hoàng Mộng Thu bảo tôi viết bài chửi khắp thiên hạ phải không? Tôi lui cui trong bếp nên không nghe rơ.”

Văn Thanh gật đầu:

“Hoàng Mộng Thu đứng ra quyên tiền để gây quỹ cho hội Hướng Việt, đi xin các hội đoàn ủng hộ chút ít, chẳng anh nào thèm cho lấy một xu. Nó mới bảo tôi nó sẽ làm một Bông Giấy thứ hai, lôi tất cả các hội đoàn ra mà chửi. Nó ngồi xuống viết không xong, mới nhờ tôi viết. Tôi bèn viết một bài khen ngợi tất cả các hội đoàn. Nó đọc, nó tức, bảo tôi: ‘Mẹ! Nhờ viết chửi mà anh lại viết khen là nghĩa làm sao?’ Tôi cười: ‘Bài đăng rồi, làm thế nào bây giờ? Có lẽ anh viết nhầm chăng?’”

Văn Thanh nói thêm:

“Nghe nó đ̣i chửi tất cả các hội đoàn, tôi hoảng kinh, cứ khen bừa đi, may ra các ông ấy đọc mà thấy tự xấu hổ.”

Trần Quảng Nam hỏi:

“Rồi có hội đoàn nào cho nó tiền không?”

Văn Thanh lắc đầu:

“Chẳng ma nào cả. Toàn một đám bần tiện. Chỉ nhờ bà con ủng hộ được hơn 400.”

Trần Nghi Hoàng cười:

“Hóa ra dưới mắt Hoàng Mộng Thu, Bông Giấy là người chuyên viết bài chửi người khác? Nhưng mà nếu đọc kỹ các bài tâm bút đăng trên Văn Uyển, tôi đố anh nào t́m ra được một câu chửi?”

Đằng Sơn mai mỉa:

“Đừng có tin vào cái chủ quan riêng. Bất đồng ư th́ không thành vấn đề.”

Văn Thanh quay sang tôi:

“Này Bông Giấy, tôi xin nhắc lại lời phát thanh của ai đó rằng: ‘Trên đất Mỹ, ở Bắc Cali có Trần Thị Bông Giấy và Nam Cali có Đào Nương, hai bà ấy chẳng tha ai hết!’ Đó là dư luận. Cho nên Mộng Thu nó mới bảo, ‘Em phải học chị Bông Giấy.”

Đằng Sơn nói lớn:

“Con người tôi rất khoa học. Tôi chủ trương phải giữ cái ngoại quan mà quên cái nội quan của ḿnh đi. Ngoại quan có nghĩa là ḿnh bỏ cái chuyện ḿnh nghĩ ǵ. Một lần, tôi có đưa quyển Văn Uyển cho một tên hoàn toàn không hề đọc Văn Uyển trước đó. Đọc xong bài Tâm Bút, nó nói: ‘Bà này sao cứ chửi người này người kia lung tung vậy?’ Đó là cái ngoại quan.”

Trần Nghi Hoàng la to:

“Nhưng mà anh chàng kia cũng đă không ngoại quan với chính ảnh, chỉ có phần nội quan, nghĩa là ảnh nghĩ theo cái đầu của riêng ảnh.”

Tôi ngồi im mỉm cười.

Văn Thanh hỏi kháy:

“Thế Bông Giấy nghĩ sao?”

Hỏi lần thứ hai, tôi mới thủng thẳng đáp:

“Tôi th́ chẳng biết ǵ về cái nội quan ngoại quan kiểu anh Đằng Sơn nói. Chỉ biết rằng có nhiều người già người trẻ gửi thư hay điện thoại đến tận nhà sách Văn Uyển để hỏi mua cho được quyển Một Truyện Dài Không Có Tên ngay từ khi sách c̣n quảng cáo trên báo mà chưa cho phát hành.”

Trần Nghi Hoàng xác nhận:

“Đúng! Có một ông cụ đă 89 tuổi mà c̣n tinh anh lắm, đọc vài bài trên Văn Uyển, thấy đăng trên báo là sắp cho ra mắt quyển sách nên t́m tới xin mua về đọc trước.”

Đằng Sơn cười mà thấy có vẻ quạu quọ:

“Ông nội đó chắc hận đời nên mới thích nghe chửi. Con người ai cũng thích nghe chửi, chính tôi cũng thích nghe chửi nữa.”

Văn Thanh vẻ dàn ḥa, nói với tôi:

“Này Bông Giấy, ở nhà, tôi đă làm sẵn cái khung bài viết về cuốn sách của Bông Giấy. Nếu bây giờ bà đồng ư th́ sáng thứ Bảy tới sẽ có ngay một bài báo tung ra. Bài báo ấy tôi đặt tít thế này: Từ Hà Nội Đến San Jose”.

Trần Quảng Nam bật tiếng cười hích hích.

Văn Thanh tiếp:

“Vâng, cái nhan đề rất buồn cười. Thế nào là từ Hà Nội? Từ Hà Nội, tôi quay một góc 360 độ sang 104 các nhà văn miền Bắc…”

(Tôi cười thầm, tự hỏi: “Ở miền Bắc, nhà văn đâu mà lắm thế?”)

Trần Nghi Hoàng xen vào:

 “Anh Văn Thanh làm đi!”

Giọng Văn Thanh:

“Tôi tung ra cái ư, tôi đánh giá tác phẩm Bông Giấy, tôi bảo tại sao Bông Giấy lại viết về các nhà văn hải ngoại, tôi dẫn độc giả đi đến chỗ hiểu thâm ư của Bông Giấy…”

Trần Quảng Nam nói, điệu mai mỉa:

“Bà Thu Vân không phải là người háo danh, anh làm thế mang tiếng mượn cái tên của bả.”

Đằng Sơn vụt la to, vẻ bất ngờ khích động:

“Nhưng mà viết xong th́ vất bài vào sọt rác! Như vậy mới vừa ḷng bà Bông Giấy.”

Văn Thanh vẻ mặt nghiêm trọng:

“Bài này tôi viết rất công phu. Sau khi tôi dẫn độc giả vào mê hồn trận rồi, tôi mới đưa ra cái điểm: ‘Người ta chửi Lưu Hữu Phước nhưng suốt ngày cứ hát Quốc Ca của Lưu Hữu Phước. Người ta chửi một nhà văn bao nhiêu th́ càng đến gần văn chương nhà văn ấy bấy nhiêu. Bây giờ mời các bạn đến San Jose với tác phẩm Một Truyện Dài Không Có Tên của Trần Thị Bông Giấy…”

 “…Đến để nghe chửi!”, Đằng Sơn cắt ngang.

Văn Thanh tiếp:

“… Thế là tôi liệt kê năm sáu chục nhà văn lớn có mặt trong tác phẩm ấy.”

Trần Quảng Nam góp ư cách diễu cợt:

“Anh có thể nêu ra những tên tuổi lớn như Du Tử Lê, Mai Thảo, Phạm Duy… ‘Những tên tuổi lớn đă được đề cập tới gồm những người sau đây…’ Nhưng anh nhớ đừng có bỏ tên tôi nghe, mà phải để tên tôi TRẦN QUẢNG NAM viết hoa đậm và lớn nhất trong số các tên tuổi lớn.”

Vẻ mặt Văn Thanh và Trần Quảng Nam tỏ ra rất vui thú. C̣n Đằng Sơn vẫn ngồi cúi gầm đầu trong bực bội. Văn Thanh nói tiếp:

“Tôi đưa ví dụ Bông Giấy viết như thế này: ‘Trần Quảng Nam gọi mặt Khánh Trường giống như mặt…’”

Trần Quảng Nam tức khắc thêm vào ngay:

Mặt L.!... Mà phải in đậm chữ ‘Mặt L.!’”

Văn Thanh to giọng (tôi ngạc nhiên v́ ít khi nghe anh to tiếng):

“Thế rồi tôi đưa ra so sánh giữa Bông Giấy với 104 nhà văn miền Bắc. Tôi đặt câu hỏi: Tại sao Bông Giấy viết mà lại gây ra nỗi bất b́nh lớn trong văn giới hải ngoại? Như vậy văn giới hải ngoại có phải độc tài giống như chính quyền miền Bắc không?’”

Trần Nghi Hoàng chen ngang:

“Và anh đặt tiếp câu hỏi: ‘Ở hải ngoại thực sự có tự do hay không?’”

 “Đúng!” Văn Thanh gật đầu. “Tôi sẽ hỏi thế. Tức là tôi sẽ viết bài này dài một trang rưỡi và đăng trên tờ Thời Báo của Vũ B́nh Nghi vào ngày thứ Bảy tới.”

Quay sang tôi, Văn Thanh hỏi:

“Bông Giấy đồng ư chứ?”

Tôi lănh đạm đáp:

“Anh muốn làm ǵ th́ làm. Nhưng nếu hỏi tôi th́ tôi nói thật. Tôi chủ trương tác phẩm sống hay chết là do giá trị có hay không trong nó, chứ chẳng liên quan ǵ đến các bài viết khen hay chê của người khác. Ngay từ khi mới đặt hàng chữ đầu tiên trên một trang giấy, tôi đă nghĩ, tác phẩm nó đă có riêng một định mệnh rồi. Phần tôi là tác giả, tôi không cần ai lăng xê tôi hết, ngay cả người lăng xê là ông Trần Nghi Hoàng nhà tôi chăng nữa.”

Văn Thanh cười cầu tài:

“Bà không muốn tôi viết th́ thôi. Nhưng nếu lấy cái tâm mà nói, tôi phải nhận những bài Tâm Bút bà viết là thành thật nên muốn đưa nó lên. Tụi Mỹ hay các nhà văn VN khác không có được điểm thành thật đó. Nhiều khi trong một tác phẩm sự thật, họ chỉ cố phịa như kiểu vẽ rắn thêm chân cho hấp dẫn độc giả mà thật th́ chẳng có chút nào giá trị sự thật.”

Giọng nghiêm trang hơn, Văn Thanh bày tỏ:

“Ư nghĩ tôi về cuốn sách của Bông Giấy chia làm ba giai đoạn. Thoạt đầu tôi cũng nghĩ như Đằng Sơn, tuy không dùng những chữ khích bác nặng nề, nhưng tôi cho rằng cuốn ấy vô giá trị ở điểm nó toàn chửi người khác. Tuy nhiên cũng ngay từ giai đoạn đầu, có một điều tôi không thể phủ nhận: Điểm độc đáo là trong toàn tác phẩm, Bông Giấy chỉ dùng lối văn đối thoại. Mà với loại này, những tay cừ khôi nhất cũng phải sợ. Đừng nói chi xa, ở ngay tại hải ngoại, chưa ai có được lối văn đối thoại lôi cuốn như của Bông Giấy. Cách viết Bông Giấy thuộc hàng cao cấp, trong ấy phần tả t́nh tả cảnh rất ít, vậy mà liệt kê ra bao nhiêu là chuyện đến 448 trang dầy, đâu phải dễ. Nói riêng về kỹ thuật viết, tôi đủ thấy nể.

“Sang giai đoạn II, đọc lại, tôi thử che hết các cái tên nhân vật, thế vào đó bằng các chữ A, B, C, D… th́ tôi khám phá ra sự lôi cuốn ở cái mức độ sự thật mà không làm cho người ta nhàm chán hay phẫn nộ. Giọng văn rất sang.

“Qua đến giai đoạn III, trong sự giao thiệp với nhau, Bông Giấy cho thấy khả năng làm việc rất đáng sợ. Nhà văn là phải có tác phẩm, không thể cứ ba hoa cái mồm mà người ta tin. Nhiều ông nhiều bà tự xưng nhà văn mà đến ba bốn năm vẫn không viết nổi một cái truyện ngắn. C̣n Bông Giấy viết như người ta ăn vă (cười) trong khi bà ấy vẫn làm việc, vẫn dạy học tṛ, săn sóc chồng con, vẫn viết các bài khác cho Văn Uyển. (Lại cười).

Trần Quảng Nam chen vào, điệu mai mỉa:

“Đă bảo bà Thu Vân là người không háo danh mà ông Văn Thanh cứ ca măi. Bả đâu có care.

Đằng Sơn gật gù lẩm bẩm:

“Kệ, cứ để ca, xong chính ông ấy phải nghe chửi!”

Văn Thanh tiếp, vẫn trong thái độ nghiêm trang:

“Ở trên tôi chỉ mới nói về khả năng làm việc. Bây giờ nói về văn tài. Mỗi nhà văn có một cách hành văn độc đáo riêng, chẳng ai bắt chước được ai. Nhưng mà ḿnh vẫn có thể lấy một cái mẫu số chung để định văn tài từng người. Th́ tôi phải công tâm mà nói Bông Giấy là người rất có văn tài. Chỉ một cái góc đường Số Hai và William, trong một bối cảnh bất động, từ đầu đến cuối vẫn im ĺm như thế, vậy mà dưới ng̣i bút Bông Giấy lại trở nên luôn luôn biến ảo, sống động dễ sợ. Đó là một điểm son trong văn chương Bông Giấy. Về sau này, anh nào nghiên cứu văn học mới thấy được giá trị của cuốn ấy. Trong đêm Hai Mươi Năm Văn Học vừa rồi của Du Tử Lê tổ chức dưới Santa Ana, tôi gặp gần 150 văn nghệ sĩ, nhưng không ai hạ nổi bút để viết Một Truyện Dài Không Có Tên như Bông Giấy.

“Văn tài có, sức sáng tác có, bây giờ c̣n một điểm cuối cùng, lại là điểm dễ gây tranh luận nhất: Đó là tầm tư tưởng của tác phẩm. Nói về tầm tư tưởng của một quyển sách như quyển Một Truyện Dài Không Có Tên th́ nó rất vô biên. Giống y như cuốn Lă Sanh Môn của một tác giả người Nhật vậy. Năm chúng ta cùng nh́n vào bức tường đàng kia, vị trí góc độ khác nhau th́ mắt nh́n của mỗi người cũng khác nhau đi. Người đứng góc nào nói lên tầm nhận thức của mắt ḿnh theo góc đó. Dưới cái góc riêng, Bông Giấy viết ra những điều ḿnh nh́n thấy. C̣n làm sao bắt Bông Giấy viết theo ư ḿnh muốn mà được. Bởi nếu như thế, tất cả tầm tư tưởng trong văn giới chỉ gom thành ‘của một nhà văn’ chứ đâu phải của ‘thiên hạ văn’? Thế th́ theo tôi, nếu chỉ xét trên ba phương diện đó, việc công kích Trần Thị Bông Giấy và Một Truyện Dài Không Có Tên cũng là một điều hoàn toàn sai.”

Tôi thấy ngạc nhiên, không phải v́ những nhận xét của Văn Thanh, mà v́ thái độ im ĺm của Đằng Sơn. Năy giờ anh không nói ǵ, cứ ngồi uống rượu t́ t́, nhưng trên khuôn mặt, nét bực bội càng thêm bộc lộ.

Văn Thanh cười:

“Tôi đi đâu cũng được người ra yêu là bởi v́ tôi viết cuốn Gái Hà Nội Khóc Ai, trong ấy toàn chửi những anh ở Hà Nội, chẳng dính dáng đến ai ở hải ngoại nên cũng chẳng ai ghét tôi cả. Bông Giấy đáng tội hơn, tương ngay đến hơn 100 văn nghệ sĩ lên giấy trắng mực đen, mà có điều lạ là chẳng anh nào dám viết trả lời lấy một chữ?”

Đằng Sơn bật nói:

“Chẳng ai thèm trả lời th́ đúng!”

Văn Thanh tiếp:

“Viết về tác phẩm Bông Giấy, nếu có trích th́ tôi trích những điều Bông Giấy nói về người khác mà bật ra được một vấn đề xă hội chứ tôi không dẫn khơi khơi. Những bài viết ấy, giả thử bây giờ tôi thay tên đổi họ nhân vật thật th́ hẳn thấy trong đó có rất nhiều vấn đề về con người hay xă hội đáng cho ta phải suy gẫm lắm.”

Trần Nghi Hoàng đưa ra nhận xét:

“Cái lạ là với lối viết tâm bút của Bông Giấy, những độc giả ưa chuộng đa số ở vào cỡ tuổi mấy ông già…”

Đằng Sơn năy giờ ngồi yên, bấy giờ ngắt ngang, vẻ rất hậm hực:

“Các ông già đứt gân, hết xí quách, không biết làm ǵ nên cần phải có cái để giải trí!” (Cười giả lả).

Trần Nghi Hoàng tiếp:

“… Hoặc mấy người trẻ. C̣n cái cỡ ngang ngang Bông Giấy th́ chỉ toàn đố kỵ.”

Đằng Sơn cười gằn:

“Trẻ th́ thằng nào cũng toàn là bank robber thôi chứ có báu ǵ?”

Trần Nghi Hoàng bắt đầu nổi giận:

“Ả! Nếu nói như vậy th́ trong nhóm Ngàn Lau của ông có những thằng bank robber à?”

Trần Quảng Nam bật tiếng cười hinh hích.

Riêng tôi, đă nhận ra cái ư khích bác của Đằng Sơn từ đầu cuộc rượu, bây giờ càng thêm nặng, nên quay qua nói với Trần Nghi Hoàng:

“Đằng Sơn v́ tức giận bố bảo anh ta viết chẳng ra ǵ nên trả thù bằng cách đem văn chương em làm đối tượng hạ nhục. Điều đó cũng fair, bố cần ǵ căi vă cho nhọc sức?”

Trần Nghi Hoàng lắc đầu, mặt đanh lại:

“Bố không căi, bố chỉ trả lời hắn.”

Đằng Sơn thêm vào:

“Ḿnh chủ trương tinh thần dân chủ mà!”

Trần Nghi Hoàng nh́n thẳng Đằng Sơn, gằn giọng:

“Những tên như Vũ Hoàng Anh Bốn Phương, Lê Tạo, Trần Công Lân của nhóm Ngàn Lau đều là ăn cướp nhà băng à? Tôi cho ông biết tôi đang c̣n giữ trong tay lá thư của Lê Tạo ở San Diego viết cho tụi tôi, kể rằng mỗi lần nhận Văn Uyển, bài đầu tiên t́m đọc vẫn là bài Tâm Bút của Bông Giấy. Hóa ra nó cũng là thằng ăn cướp nhà băng à? Nếu nói kiểu ông th́ trong nhóm Ngàn Lau của ông xưa nay chỉ toàn đẻ ra những thằng ăn cướp, thật bây giờ tôi mới biết.”

Trần Quảng Nam chữa:

“Nói bankruptcy đúng hơn là bank robber.”

Trần Nghi Hoàng cười khẩy:

“Mà tôi th́ lại thấy những thằng ăn cướp trong nhóm ông, họ hơn ông đủ mọi mặt, từ tŕnh độ viết lách đến khả năng suy xét.”

Đằng Sơn cười giả lả:

“Nói điều đó cho thấy là ông đang trở lại vấn đề cũ rồi. Sự tầm thường hay phi thường đều chỉ nằm ở đó. Ḿnh đừng có bàn đến nó nữa.” (Lại cười nhưng sắc mặt chuyển qua ngượng ngập).

Văn Thanh đưa tay:

“Tôi sẽ viết bài ấy, Bông Giấy cho phép nhé?”

Tôi thản nhiên:

“Anh Văn Thanh muốn viết ǵ về tôi th́ viết, tôi không cần. Nhưng riêng tôi th́ chưa bao giờ tin tưởng các bài phê b́nh hay điểm sách của giới viết lách VN hải ngoại. Dưới mắt tôi, gần như 99% các tay viết loại này đều không có đủ tŕnh độ để thẩm định nghệ thuật văn chương một cách đúng đắn, nhất là không có được tính vô tư cần thiết của một nhà viết phê b́nh, mà chỉ toàn viết theo cái đầu phe phái hay hận thù của chính họ. V́ vậy tôi không bao giờ mất th́ giờ để đọc các bài phê b́nh ấy. Luôn cả bài của anh, tôi sẽ không phiền nếu anh viết, nhưng cũng không đọc đâu.”

Đằng Sơn lớn giọng:

“Ông Văn Thanh cứ viết đi, đừng nói ǵ hết cả.”

Trần Nghi Hoàng cũng nói:

“Đúng! Anh Văn Thanh cứ viết phê b́nh cuốn sách của Bông Giấy đi. Sự thật tự thân tác phẩm đó đă gây khó chịu kẻ khác, tạo cho tụi tôi rất nhiều kẻ thù. Bây giờ bài của anh có làm khó chịu hơn cho ai th́ cũng vậy thôi. Cùng tắc biến mà!”

Trần Quảng Nam nhận định:

“Đôi khi có những bài phê b́nh một tác phẩm viết c̣n dài hơn cả tác phẩm đó nữa.”

Trần Nghi Hoàng đáp:

 “Nhưng điểm trọng tâm vẫn là giá trị tác phẩm có hay không mà thôi”

Tôi nói với Văn Thanh:

“Anh nên mua một cuốn về đọc rồi muốn viết ǵ th́ viết.”

Trần Quảng Nam bật cười hề hề. Tôi tiếp:

“Khi ấy th́ tối thiểu tôi cũng cầm được 15 đồng của anh, đáng giá nửa chai rượu Rémy Martell đăi anh em.”

Văn Thanh nhăn mặt:

“Bông Giấy nói chuyện tiền bạc th́ c̣n ǵ nữa?”

Tôi lắc đầu:

“Không! Tôi đang nói chuyện thực tế. Ít nhất đọc bài anh viết chửi hay khen cuốn sách tôi mà uống được rượu mua bằng tiền bán sách rút từ túi của anh th́ c̣n ǵ thú vị bằng!”

Trần Quảng Nam đưa ư kiến:

“Tôi th́ thấy rằng ông Người Ngoài Phố (****) nên viết một bài với cái tựa là Bom Nổ Trong Làng…, (ngừng lại) không biết làng này là làng ǵ, làng văn hay làng báo? Nhưng mà đề thế này th́ đúng hơn: Bom Nổ Trong Làng Văn-Báo.”

Mặt Đằng Sơn bỗng thấy đỏ hẳn với nét tức giận ghê gớm, cất giọng la to:

“Tôi th́ thấy không có lư do ǵ để viết về một cuốn sách vớ vẩn như cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên của Trần Thị Bông Giấy.”

Giọng Trần Nghi Hoàng cũng không kém phần tức bực:

“Đúng! Cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên của Trần Thị Bông Giấy có thể là cuốn vớ vẩn, nhưng để hiểu được từng chữ trong ấy một cách sâu sắc, ông Đằng Sơn chắc phải mất thêm 10 năm đọc sách và 20 năm sống nữa ḱa.”

Văn Thanh bật tiếng cười x̣a.

Riêng tôi, thực sự ngạc nhiên khi nghe cái giọng khích bác năy giờ của Đằng Sơn. Anh đă rất nhiều lần đến uống rượu tại nhà tôi, giao t́nh tuy không chí cốt nhưng cũng đáng gọi vào hàng thân mật. Xưa nay biết rằng tánh anh vẫn vậy, cau có dùi đục, nên tôi và Trần Nghi Hoàng không hề giận nếu thảng hoặc lúc nào không vừa ư v́ những lời anh nói. Nhưng đêm nay, điểm ngạc nhiên duy nhất trong tôi là cái giáo dục lịch sự tối thiểu, anh đă tỏ ra không hề có đối với đứa con tinh thần vừa mới chào đời của một người bạn, lại là một tác giả nữ. Có điều, trong cách nói hằn học của anh, bỗng dưng tôi nh́n ra rất rơ sự đố kỵ ganh ghét anh vẫn che giấu trước nay trong những giao thiệp với tôi và Trần Nghi Hoàng.

 

 

[Một bữa, Trần Nghi Hoàng từ ngoài phố về, kể cho tôi nghe câu chuyện:

“Bố ghé qua Trần Quảng Nam. Vừa bước chân vào, gặp Đằng Sơn, đă nghe hắn giới thiệu với bà chị của Trần Quảng Nam khi ấy vừa từ Úc sang Mỹ chơi:

“Đây là Trần Nghi Hoàng.”

Bà chị Nam chào bố và nói:

“Tôi có đọc thơ và nghe tiếng anh.”

Đằng Sơn kêu lên, điệu rất thành thật:

“Ông này chưa kinh đâu. Bà vợ ổng mới là kinh gấp mười. Bà ấy đang viết một quyển sách mà nếu cuốn này chào đời th́ tôi sẽ hoàn toàn thân bại danh liệt.”]

 

 

Nhớ lại câu chuyện vừa kể, tôi bỗng nghĩ ra thêm một điều đặc biệt khác rằng, thái độ hằn học năy giờ chỉ là một cách che giấu nỗi sợ hăi thật sự về một sự “thân bại danh liệt” như đă nói với bà chị Trần Quảng Nam bữa trước. Đằng Sơn chưa đọc được tác phẩm in ra (ngoài những bài đă đăng trên Văn Uyển) nên không biết tôi viết ǵ trong đó về con người anh.

Tôi nh́n thẳng Đằng Sơn, nghiêm giọng:

“Anh Đằng Sơn à, tôi xin nói với anh hai điều. Thứ nhất, anh dă từng uống rượu nhiều lần tại nhà tôi. T́nh thân với anh, dẫu tôi chưa bao giờ dám nghĩ rằng đậm đà th́ cũng không đến nỗi quá lợt lạt. Anh lại là người có học và biết cầm cuốn sách lên đọc. Vậy tôi nghĩ anh cũng nên lịch sự đối với tôi, tác giả của một quyển sách vừa xuất bản để đừng nên dùng những chữ nặng nề như ‘Ông già hết gân’ hay Bọn trẻ ăn cướp ăn trộm’ này kia mà đặt tên cho giới độc giả của riêng tôi. Điều thứ hai tôi xin nói thiệt, nếu anh Đằng Sơn mà viết bài ấy thật như lời Trần Quảng Nam đề nghị th́ tôi sẽ không bao giờ thèm ghé mắt đến.”

Trần Quảng Nam ngắt lời:

“Người ta viết th́ viết, chứ người ta đâu có cần chị đọc hay không.”

Tôi gật:

“Đúng! Nhưng ở đây tôi xin nhắc lại lời một lần tôi nói với Đào Khanh, tác giả quyển Đôi Mắt: ‘Tôi thà nh́n thấy tác phẩm ḿnh bị d́m chết trong quên lăng bởi những tay viết đố kỵ khác, chứ không thà được một người có tŕnh độ thẩm thấu văn chương cỡ như anh ngợi khen.’ Có nghĩa rằng, nếu Đằng Sơn bốc tôi lên tận mây xanh, tôi cũng không màng, hà huống ǵ hạ tôi xuống tận đất đen như thái độ năy giờ anh ta có. Là bởi tại sao? Bởi v́ dưới mắt tôi, với tŕnh độ thẩm thấu văn chương nghệ thuật cỡ Đằng Sơn, những lời khen chỉ tổ làm cho tôi mắc cỡ!”

Văn Thanh chen vào:

“Bài viết của tôi về Bông Giấy th́ sẽ không ngợi khen và cũng không chửi rủa.”

Đằng Sơn mặt tẽn ṭ nhưng vẫn cao giọng trây trúa:

“Nhưng mà hai trăm năm sau chị sẽ hối hận (cười hề hề). Tức là hai trăm năm nữa mới hối hận mà nói rằng: ‘Phải chi vào thời đó, thằng ấy nó viết bài chê ḿnh th́ đỡ biết mấy!’”

Tôi lạnh lùng:

“Có thể điều anh nói là đúng, nhưng chuyện bây giờ đối với tôi đúng hơn. Rằng tôi không bao giờ màng đến những cái ǵ anh viết về tôi, cho dù đó là những lời ngợi khen.”

Giọng Trần Quảng Nam:

“Bất cứ ai viết bài khen tôi, tôi đều care lắm.”

Tôi gật:

“Điều ấy tôi đă biết. Riêng tôi thú nhận, bản chất tôi rất kiêu ngạo, nhưng chỉ dám kiêu ngạo trên những điều tầm thường thuộc về thể chất. Có những việc đàn ông ngại ngùng không muốn nhúng tay v́ làm biếng, th́ tôi làm và làm hoàn hảo được tuốt. Tôi rất tự tin về cái đầu sắt đá của ḿnh trên những mặt đó. Tôi luôn luôn nghĩ: ‘Một nghệ sĩ có thể làm được những điều của những người b́nh thường làm, nhưng những người b́nh thường th́ không làm được cái điều mà nghệ sĩ đă sáng tạo.’

Tuy nhiên, về mặt văn chương nghệ thuật, chưa bao giờ tôi dám mang ư nghĩ kiêu hănh v́ những ǵ ḿnh đă có. Tại sao? Bởi v́ tôi biết văn chương nghệ thuật nó vô cùng lắm, không thể nào nói cho hết được. Vậy, với những lời hằn học năy giờ của anh Đằng Sơn, thật ḷng tôi rất cảm ơn. Từ anh, tôi nh́n ra được một điều: ‘Không phải anh nào biết cầm cuốn sách lên đọc cũng đều có cái nh́n về văn chương một cách đúng đắn.’ Thêm một điều nữa: ‘Sự đố kỵ trước nay tôi vẫn lờ mờ không tin khi nghĩ về đám bạn vẫn cùng tôi và Trần Nghi Hoàng uống rượu, bây giờ quả t́nh có thật, không sai’.”

[]

 

   

 

 



(*) John Herbert Dillinger (June 22/1903 – July 22/1934), một tên cướp nhà băng nổi tiếng người Mỹ, thập niên 1930.

(*) Không “give a damn”: Không cần biết tới (theo lối nói chửi thề).

(**) Handicapped: Tàng tật.

(***) “Tôi đếch cần lưu tâm đến bất cứ cái ǵ các ông nói!”

(****) Người Ngoài Phố là một bút hiệu khác của Đằng Sơn, chuyên dành kư cho các bài viết ca tụng giới ca sĩ hoặc các bài lăng xê các cuốn băng nhạc VN mới phát hành.